13.11.14

Sáu tháng ở CIMMYT




THUNG DUNG. Hoàng Kim. Bài thơ "Vòng qua Tây Bán Cầu" là kỹ niệm một thời Sáu tháng ở CIMMYT. Nơi đây tôi may mắn được gặp Giáo sư Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực cùng Những thầy bạn thân thương ở CIMMYT (hình trên). Đây là ảnh và bài tiếp nối Lộc xuân Gia đình nông nghiệp  mà tôi chưa kịp thời gian sắp xếp và biên tập. Thơ rút trong bài Nghị lực của tập Thơ cho con  khi bé Hoàng Tố Nguyên 6 tuổi và bé Hoàng Long 4 tuổi (hình dưới). Bài liên quan  Đi khắp quê người để hiểu đất quê hươngHoa xương rồng nở; Những tuyệt phẩm tình yêu cuộc sống 6)

Nguyen Long 1




VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua.


Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giờ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công.


Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son.


Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.


Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
“Thắp đèn lên đi em!” thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua.


Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Ta bên Người năm tháng lớn dần lên.


Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu.


Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua.


Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian.


Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!


Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.


Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, foodcrops.vnCassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giản, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
 

5.11.14

Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương



Tạm biệt Oregon !
Tạm biệt Obregon California !
Cánh bay đưa ta về CIMMYT

Bầu trời xanh bát ngát
Lững lờ mây trắng bay
Những ngọn núi cao nhấp nhô
Những dòng sông dài uốn khúc
Hồ lớn Ciudad Obregon
ba tỷ khối nước
Nở xòe như chùm pháo bông
Những cánh đồng mênh mông
Thành trăm hình thù dưới làn mây bạc
Con đường dài đưa ta đi
Suốt dọc từ Nam chí Bắc
Thành sợi chỉ màu chạy mút tầm xa...

Ơi vòm trời xanh bao la
Gọi lòng ta nhớ về TỔ QUỐC

Ôi VIỆT NAM, VIỆT NAM
Một vùng nhớ trong lòng ta tỉnh thức
Đi khắp quê người để hiểu đất quê hương.


Hoàng Kim










HOA XƯƠNG RỒNG

Khô nóng đồng hoang cỏ cháy
Cát bỏng rang chín chân người
Mà hoa xương rồng vẫn nở
Nụ hồng một đốm đỏ tươi

Hoàng Kim













CIMMYT ngày ấy ... bây giờ...

Video yêu thích 

CIMMYT Saves lives
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Câu chuyện ảnh, 5 phút thư giảnKim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con






9.10.14

Lương Hữu Khánh danh nhân Việt


THUNG DUNG.Cùng qua một chuyến đò. Lương Hữu Khánh. Một hòm kinh sử, níp kim cương. Người, tớ cùng qua một chuyến dương. Đám hội đàn chay người đủng đỉnh. Sân Trình cửa Khổng tớ nghênh ngang. Sao người chẳng nhớ lời Hàn Dũ. Đây tớ còn căm chuyện Thủy Hoàng. Một chốc lên bờ đà tiễn biệt. Người thì lên Phật, tớ nên sang. Đây là bài thơ "Nho Tăng đồng chu" rất nổi tiếng của Lương Hữu Khánh, hiện đã có nhiều bản dịch về bài thơ này nhưng dịch lý và ý tứ bản gốc thật sâu sắc, cần đọc lại và suy ngẫm (Linh Giang, ảnh HK chỉ dùng để minh họa).

Lương Hữu Khánh
Thượng thư Bộ Lễ thời Lê Trung hưng, con của Tả Thị lang Bộ Lại Bảng nhãn Lương Đắc Bằng, nhà dịch lý thông tuệ thầy học của Nguyễn Bỉnh Khiêm , người làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lương Hữu Khánh là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, được vợ chồng thầy học biệt đãi như con đẻ cho ở trong nhà. Ông đã yêu con gái lớn của Trạng Trình. Do cha của ông có những uẩn khúc với triều đình và đã qua đời, mẹ là thiếp làm nghề buôn bán sinh ông ở Thăng Long, đường khoa cử và lập gia đình của ông trắc trở. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tùy duyên mà gả con gái cho Phó Vệ uý Hầu tước Phạm Dao. Lương Hữu Khánh đã buồn rầu bỏ thi Đình của nhà Mạc để về Thanh Hóa khởi nghiệp trung hưng nhà Lê.  Lương Hữu Khánh  tính tình cương trực, thanh liêm, giản dị, an nhiên, nếp sống thanh cao, hào sảng, nối được chí hướng của cha,  luôn gìn giữ truyền thống gia phong, tôn trọng đạo đức. Lương Hữu Khánh  là nhân vật trọng yếu của triều đình nhà Lê. Ông đã cùng với chúa Trịnh Tùng, vị tiết chế tài năng, có tầm nhìn xa rộng và Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà quân sư tài danh và ngoại giao lỗi lạc, đã nối được chí hướng của thầy học Nguyễn Bỉnh Khiêm, lấy yêu dân và vận nước làm trọng, để nỗ lực tôn phù vua sáng, thay đổi được cục diện chiến tranh Lê-Mạc kéo dài.

Hoàng Kim

(Bài đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt bản đầu tiên
đã đăng trên Yume, Lương Hữu Khánh, có chỉnh lý)
Video yêu thích 
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính 
hoangkim vietnam, hoangkim, hoangkimvietnam, Hoàng Kim, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, DayvahocHọc mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con

2.10.14

Tháng Mười, thơ gửi cho em


Mùa vàng no ấm nhân sinh.
Tháng mười tháng của chúng mình đó em...

(Tháng Mười, Mùa vàng Mù Cang Chải
thơ và ảnh Chu Nhac)


Đất cảm trời thương lòng người gắn bó
Thì xa nên gần trước nhớ sau thương
Em đừng ngại tháng Mười rồi lâu đến
Vì biết rằng năm tháng đó là em ..
.

Hoàng Kim


17.8.14

Trần Đăng Khoa trong tôi

NGỌC PHƯƠNG NAM. Trong các nhà văn nhà thơ đương đại, tôi thích nhất Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải và Trần Đăng Khoa. Riêng về Lão Khoa, tôi may mắn ở chung xóm Lá nên trò chuyện tự nhiên, đôi khi suồng sả thân tình vì nghĩ mình người quen và tôi nhiều tuổi hơn Khoa một chút. Đọc Đảo Chìm của Trần Đăng Khoa nhà văn Lê Lựu nhận xét : “Tất cả những truyện viết trong Đảo chìm, Khoa đã kể cho tôi nghe không dưới 10 lần, nhưng đến khi đọc văn vẫn thấy có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần. Mà chuyện thì rõ ràng là đã nghe kể đến thuộc làu rồi”. Tôi cũng đã đọc Chuyện ở Quảng Bình của Trần Đăng Khoa không dưới 10 lần và tự mình tẩn mẫn chép vào thư mục cá nhân  những bài tâm đắc nhất..Lạ thật!  một thời gian sau rỗi rãi đọc lại. Như hôm trước 12 giờ đêm, tôi đọc lại lần nữa “Quyền lực thứ tư” vẫn thấy “có cái gì như mình mới khám phá, như mới bắt gặp, như mới đột nhiên ngỡ ngàng và cứ như thần”. Tài thật ! Đúng là văn chương đích thực:  giản dị, xúc động, ám ảnh ! Lão Khoa  Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại đã xuất sắc khái quát nữa thế kỹ thơ Việt tại cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới tổ chức tại Pháp từ ngày 22-5 đến 02-6- 2013. Tôi tâm đắc với bài viết và thật sự thú vị  khi đọc kỹ nhiều lần chính văn cùng những lời bình hay của bạn hữu xóm Lá. Khoa là giấy thông hành thơ Việt hiện đại đi ra thế giới.

Thần đồng văn chương

Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958 ở làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương là nhà thơ, nhà báo, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện làm Trưởng ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình.

Trần Đăng Khoa là thần đồng văn chương Việt Nam. Bài thơ đầu tiên của Trần Đăng Khoa được in trên báo Văn nghệ năm 1966 khi đó Khoa 8 tuổi, đang học kỳ hai lớp Một trường làng. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được Nhà Xuất bản Kim Đồng  xuất bản. Tác phẩm nổi tiếng nhất là bài thơ “Hạt gạo làng ta”, sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính (Đồng Nai) phổ nhạc năm 1971.

Lúc bấy giờ chiến tranh ác liệt, bom đạn mù mịt và những bài thơ thuở thơ ấu của Trần Đăng Khoa từ một làng quê bé nhỏ hẻo lánh đã được bạn đọc cả nước đón nhận nồng nhiệt và được dịch ra hơn 40 thứ tiếng trên thế giới đầu tiên là nước Pháp, với chùm thơ in trên báo “Nhân đạo” năm 1968, do nhà thơ nhà báo Mađơlen Riphô dịch, giới thiệu và sau đó là tập thơ “Tiếng hát kế tục”, mà Trần Đăng Khoa có tới 35 bài. Cũng năm đó, hãng Truyền hình Pháp đã làm một cuốn phim tài liệu dài 30 phút mang tên “Thế giới nhỏ của Khoa” (Le petit monde de Khoa) do đạo diễn Gerard Guillaume trực tiếp viết kịch bản và lời bình. Bộ phim này đã được phát trên các kênh truyền hình Pháp và Châu Âu theo lời giới thiệu của nhà thơ Xuân Diệu, vào thời điểm giao thừa ngày 1-1-1969.

Cuốn phim tài liệu này 40 năm sau mới xuất hiện trên kênh truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam VOV và thành một hiện tượng có sức ám ảnh rất mạnh đối với khán giả, đặc biệt là những người dân quê ở Nam Sách, Hải Dương. Nhiều người xem đã khóc vì bất ngờ gặp lại người thân của mình. Hầu hết các nhân vật của phim đã chết. Trong đó, có nhiều liệt sĩ mà bây giờ vẫn chưa tìm được hài cốt. Bộ phim đã hóa thành một viện bảo tàng, lưu giữ những vẻ đẹp sống động của con người và cảnh sắc một làng quê Bắc bộ, mà giờ đây không còn nữa” như Trần Đăng Khoa đã kể lại như vậy trong bài viết của mình khi nhìn lại nửa thế kỷ thơ Việt.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau đó Trần Đăng Khoa được bổ sung về quân chủng hải quân có thời gian ở Trường Sa (để sau này tác phẩm Đảo chìm nổi tiếng ra đời năm 2006 đến 2009 đã tái bản 14 ?-25 lần) . Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài.

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm thơ và văn chương nhưng viết rất kỹ, rất có trách nhiệm với xã hội, với một lối thơ hay văn đều hướng tới “giản dị, xúc động, ám ảnh” như ý thức thường xuyên suốt đời của Khoa.  Những tác phẩm văn chương nổi bật có : Từ góc sân nhà em, (thơ, 1968).Góc sân và khoảng trời (thơ, 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới); Khúc hát người anh hùng (trường ca, 1974). Bên cửa sổ máy bay (tập thơ, 1986); Chân dung và đối thoại (tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nxb Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản); “Thơ tình người lính biển” (bài thơ đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc); Đảo chìm (tập truyện – ký, Nxb Văn hóa thông tin 2006, tái bản nhiều lần). Khoa đã có ít nhất ba lần được tặng giải thưởng : Giải thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), Giải nhất báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Ngày 29 tháng 6 năm 2013, nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận giải thưởng văn học tạiThái Lan. Giải thưởng Sunthorn Phu trao cho các nhà thơ Đông Nam Á có những cống hiến xuất sắc trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Sunthorn Phu (สุนทรภู่, 1786–1855) là nhà thơ Thái Lan, danh nhân văn hoá thế giới, có tác phẩm lớn
là pho sử thi đồ sộ Phra Aphai Mani và hàng ngàn bài thơ đã đi vào đời sống tinh thần của nhân dân Thái Lan suốt mấy trăm năm nay. Sunthorn Phu là một thường dân đã phá bỏ lối thơ tháp ngà của nhiều thi sĩ trước đó bằng cách viết dung dị với ngôn ngữ bình dân cùng các chủ đề gần gũi với đời sống bình thường của người dân Thái lam lũ. 

Khoa đã có một bài phát biểu thật ngắn mà "giản dị, xúc động và ám ảnh"  khi nhận giải mà ý sau cùng là:  "Thật kỳ diệu khi đất nước Thái Lan văn hiến đã có sáng kiến rất đẹp trong việc giữ gìn di sản của Sunthorn Phu, và biến những di sản ấy không còn là những hiện vật bất động ở trong viện bảo tàng mà là một hiện thực sống động được giữ gìn trong thế phát triển và hội nhập, để nhà thơ vĩ đại Sunthorn Phu vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta đến với tương lai. Chúng ta tin, và rất tin rằng, cùng với Nguyễn Du, cây đại thụ Sunthorn Phu không phải chỉ tỏa bóng xuống các miền đất Đông Nam Á, mà còn tiếp tục tỏa bóng xuống nhiều châu lục trên nhiều bến bờ thế giới."

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có vợ và con gái. Hai cụ thân sinh sống ở quê với chị gái của Khoa là Trần Thị Bình, một cụ vừa mất gần đây.  Nhà thơ có anh trai  là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ Nhà thơ và Hoa cỏ, Bản xô nát hoang rã, 45 Khúc Đàn bầu của kẻ vô danh…, nguyên là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh và một người em gái nữa tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại Cẩm Phả Quảng Ninh. Đời thường của Khoa là một người tử tế, thông minh, giỏi ăn nói, có khiếu hài hước, không thích bia rượu, gái gú, chẳng có đam mê gì  ngoài những trang viết mà ở đấy “thường là y dồn hết tâm lực” như chính Trần Đăng Khoa chân dung tự họa.

Lão Khoa và Hoàng Kim

Trần Đăng Khoa có trang Lão Khoa còn Hoàng Kim thì có trang Dạy và học  trên blogtiengViet. Tôi và Khoa có duyên ở ba việc.

Thứ nhất, thuở 17 tuổi, tôi được nghe duy nhất một lần bài thơ dài của Trần Đăng Khoa “Em kể chuyện này” do bác Xuân Diệu đọc. Thế mà không hiểu sao,  tôi đã nhập tâm thuộc luôn cho đến ngày nay. Bình sinh tôi cũng chẳng mấy khi thuộc thơ văn một ai, kể cả thơ văn mình,  nhưng lại thuộc được Hịch Tướng sĩ, phần lớn Truyện Kiều, nhiều bài thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm “Qua đèo chợt gặp mai đầu suối” của Bác Hố, và bài thơ trên của Trần Đăng Khoa. Tôi nghiệm ra:  khi mình rất thích ai đó và thích điều gì đó thì mới tự nhớ được. Thơ Trần Đăng Khoa có nhiều bài được bạn đọc nhớ.

Thứ hai, Trần Đăng Khoa trên blog treo hai câu thơ “Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan dù tưởng vững bền cũng tan“. Hẵn anh chàng tâm đắc nhất hai câu này!  Riêng tôi thì cho đến lúc này vẫn thích nhất chọn ở Khoa hai câu “Ngoài thềm rơi cáí lá đa.Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”. Sự tinh tế đến kỳ lạ ! Tôi tin một cách thành thực là Khoa có năng khiếu dự cảm và nhận được chiếc lá  tâm linh để làm thư đồng thời đại. Tôi đã ngồi một mình ở hang cọp sau chùa Bảo Sái  lúc gần ba giờ khuya. Trời rất tối.  Đêm rất sâu và vắng, Lắng nghe một tiếng xạc rất khẽ từ vời vợi trên cao kia của chiếc lá cây gạo 700 tuổi ở non thiêng Yên Tử thả vào thinh không. Tôi chợt rùng mình thấm hiểu sự nhọc nhằn của đức Nhân Tông “giờ Tý. Ta phải đi rồi”.  Người tại thế vỏn vẹn chỉ 50 năm, lúc 35 tuổi sung mãn nhất đời người đã trao lại ngôi vua, chia tay người đẹp, rũ bỏ vinh hoa, tìm về Yên Tử, kịp làm năm việc chính trong đời ! Tôi ngộ ra câu thơ thần của Nguyễn Trãi viết về Người “Non thiêng Yên Tử chòm cao nhất/ Trời mới canh năm đã sáng trưng” Trần Đăng Khoa có lẽ đã nhận được chỉ dấu tâm linh của thiên tài văn chương Ức Trai gửi lại.

Và thứ ba là bài ký “Chuyện ở Quảng Bình” . Tôi có sự đồng cảm lạ lùng của người trong cuộc. Anh Hoàng Hữu Ái cùng quê Quảng Bình, cùng học Trường Đại học Nông nghiệp 2 Hà Bắc. Anh học lớp Trồng Trọt ba, tôi học lớp Trồng Trọt bốn. Chúng tôi đi bộ đội cùng ngày 2.9 và cùng chung đơn vị. Sau này tổ chúng tôi bốn người thì anh Xuân và anh Chương hi sinh, chỉ còn Phạm Huy Trung và tôi về Trường học tiếp. Tôi kể chuyện này trong “Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời” và vẫn tự hỏi là vì sao mình là người trong cuộc mà chưa thể viết được như thế ?
Trong loạt bài của Trần Đăng Khoa , tôi thích nhất các bài Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đảo chìm, Hoa xương rồng nở, Ngày xuân nghĩ về Bác, Nguyên Ngọc, Vài nét Hữu Ngọc, Ivan Noviski, Nhớ thày cũ, Người từ cõ trước, Thời sự làng tôi, Quyền lực thứ tư. Lão Khoa, Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại.

Hình như thơ, chân dung văn và “văn thông tấn” vừa là sở trường và cũng là ba chặng đường sự nghiệp của Trần Đăng Khoa. Bạn nếu có chút khoảng lặng mời ghé đọc lại Trần Đăng Khoa một số bài viết chọn lọc.

Những điều lắng đọng

Văn chương đích thực là món ăn tinh thần sạch và ngon của người dân, là chân thiện mỹ, ngọc cho đời. Tôi tin nhiều thế kỷ bạn đọc sẽ còn quay lại với Trần Đăng Khoa để hiểu một thời. May mắn thay tôi là người cùng thời. Nhận định về Lão Khoa, tôi thích đọc lại hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh viết về Trần Đăng Khoa , và một số  người  khác mà tôi đang tập hợp trong thư mục trên.
 
Hoàng Kim
 
Video yêu thích


Hạt gạo làng ta – Ca nhạc thiếu nhi Việt Nam
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam

Trở về trang chính Hoàng Kim Ngọc Phương Nam Thung dung Dạy và học Cây Lương thực Học mỗi ngày Danh nhân Việt Kim on Twitter Kim on Facebook

Đùa vui cùng Thuận Nghĩa









Hoàng Kim


Ta bất chợt qua rừng thiêng Thuannghia
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …








DSC00929

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

                          


Ta trở lại đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Đón Minh Sư chém gió giữa rừng thiêng
Trường năng lượng chốn thần thông Quảng Nhẫn
Yên Tử dung quang vằng vặc bữa rằm




Hẹn có dịp cùng người ra Đại Lãnh
Giữa đất trời,  vui thú chốn thần tiên
Thêm cho mồng Ba, bước qua tháng Chạp...
Đại Thử rồi Sương Giáng thành duyên.
    



Rứa mới hiểu biển hai hòn Trống Mái
Trời sinh Trường Sơn phải có đèo Ngang
Ngã ba sông đời rào Nan vẫn chảy
Xa nên gần,  linh khí tụ trời Nam



KHÚC NGÀN CA

thuannghia | 06 November, 2013 13:20

Diemhen


Ngày về với Thiên Di nhằm Tử, Vũ
Mộng bên trời xếp lại cuộc Tham Lang
Ta bỗng chốc hội rừng chiều Tý Ngọ
Hồn thiên nhai đóa nở cháy đại ngàn

 
Vùng thủy tụ đã dừng chân hồ thỉ
Bước tang bồng Thái Tuế ngộ Văn Xương
Mái trắng hất tung gió ngầm Thiên Thọ
Vó Thiên Tài đạp sóng vượt Kình Dương

Anh cũng muốn bữa trai đàn Hỏa vượng
Dốc hồ lô uống cạn kết Bàng Tinh
Nghe nắng khát trên tầng tầng lá nhú
Vùng âm ba điểm sắc họa Thiên Hình

Em nào biết thẩm sâu miền Tử-Phủ
Nhánh Đào Hoa trổ bên mái Hồng Loan
Và có biết lề Thiên Không chiếu thủ
Sương khói nào nhuốm một độ quan san

Nơi Đế Vượng, Tướng Quân hầu Thiên Sứ
Mùa thiên di thắp lại nén Hỷ Thần
Sen hồng nở tịnh viên ngày Bát Tọa
Phượng Các chiều Liêm Phủ nép dừng chân

Anh sẽ hứng lá Đông này làm sớ
Tấu Thiên Đình chép lại cuốn Thiên Thư
Chùm Hoa Cái sơ sinh ngày quấn cổ
Vòng Nguyệt Đức soi lại buổi trăng mờ

Em có biết tít tắp miền Đức Hạnh
Chẳng cần chi Tam Hóa kết liên châu
Chỉ cần vậy một quãng đời Song Hỉ
Đủ trong ta Lương Nguyệt đến bạc đầu

Đừng lặn lội gánh cong đòn Mão Đậu
Thì sợ gì Địa Võng với Thiên La
Ta đột phá tanh banh vòng Tuần Triệt
Nhờ bao dung độ lượng của thật thà.

Dù có đứng ở hai đầu Tý Ngọ
Thì vẫn chung dưới bóng cả đại ngàn
Em hát nốt lời bài ca Luân Vũ
Anh so dây chuốt lại một cung đàn….

06.11.13
TN


LeThuanNghia

Tên thật: Lê Thuận Nghĩa
Pháp hiệu: Quảng Nhẫn
Ngày sinh: 15.09.1959
Quê quán: Khúc Ruột Miền Trung
Nghề nghiệp: Lương Y
Nơi ở hiện nay:
Thành phố Hamburg, CHLB Đức
*Đặc điểm cá nhân: Rất yêu Thơ,
cực kỳ ghét khi không có Truyện để đọc.
Không phân biệt được dấu Hỏi và Ngã,
chữ cái D và Gi và dấu Ô trong tiếng Việt.
Nghiền trà Thái Nguyên một cách bệnh hoạn.
* Liên lạc: tnduongsinhduong@yahoo.de

Video yêu thích

Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC
Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring CD1 [Vietsub]
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
  
 

10.2.14

Đọc Nguyên Ngọc: Đò dọc Trường Giang


THUNG DUNG. Đọc Nguyên Ngọc: Đò dọc Trường Giang, tôi không ngủ được, phải thắp đèn trong đêm vắng để đọc lại và thao thức viết bài này. Nếu như Tháng Ninh Nông đã vĩnh viễn lưu danh tiếng của ông vào núi rừng Tây Nguyên và Mường Hon thì  Đò dọc Trường Giang đã neo đậu tên ông vào sâu thẳm trong lòng tôi với những ngọn núi và dòng sông xứ Quảng. 

Tôi bần thần đọc kỹ lại ba trích đoạn và lời kết của Nguyên Ngọc: 

"Đò ngang từng đi vào ca dao. Đò dọc chẳng kém. Hồi nhỏ tôi thường nghe bà ngoại, rồi mẹ tôi hát: “Trồng trầu thả lộn dây tiêu – Con đi đò dọc mẹ liều con hư…” Tôi nhớ hình như bà ngoại tôi hát có mỗi một lần, rồi thì chỉ mẹ hát. Trong khi ngoại ngồi lặng, ngẩn ngơ nhìn mãi ra xa, nơi dòng Trường Giang ngày đêm lặng lẽ trôi, khuất sau những bờ tre ngày xưa dày và xanh um, tít tắp." 

" Biết bao nhiêu cuộc tình đã được kết trong những đêm đò dọc ấy, có thể đến bến sẽ tan, một đêm sông nước phù du, mà cũng có thể sẽ đậu nên duyên số trọn đời..." "Mẹ tôi đã được sinh ra từ cuộc tình duyên sông nước Trường Giang ấy, tôi vẫn ngờ vậy. Khi tôi đến tuổi hiểu biết đôi chút thì ông ngoại mất đã lâu, tôi chỉ biết bà ngoại, bà thương tôi nhất trong các cháu, đêm bà ôm ru tôi ngủ bằng những câu ca đằm thắm ngân nga, hẳn những câu xưa bà từng hát đối đáp với ông tôi…" 

"Vâng, với tôi Trường Giang, như thế đó, là con sông sinh thành. “Trồng trầu thả lộn dây tiêu – Con đi đò dọc...” Cám ơn những người mẹ đã biết, đã dám “liều”, để cho những đứa con, rồi những đứa cháu, chắt hạnh phúc được ra đời…". 

Trường Giang một sông hai cửa: nối cửa Đại và cửa Chu Lai.  Đò dọc Trường Giang là dấu ấn văn hóa xứ Quảng. 

Nhà văn Nguyên Ngọc năm nay 82 tuổi nhưng văn chương thật trẻ trung, tươi tắn, hiền triết, đậm nét chân nhân, như sự ngợi ca của thầy Chu Hảo: Nguyên Ngọc vẫn trên đường xa...

Đúng là "gừng già gừng rụi gừng cay!". Đò dọc Trường Giang lắng đọng trong lòng tôi.  Tôi cũng có một dòng sông quê hương để nhớ. Cũng có những chuyến đò dọc của người cha đi từ bến Son để suốt đời dòng nước Linh Giang thao thiết chảy.


Hãy học thái độ của nước mà đi như dòng sông

Nhà mình gần ngã ba sông. Rào Nan, chợ Mới, nguồn Son, Quảng Bình. Linh Giang sông núi hữu tình. Nơi đây cha mẹ sinh thành ra con. "Chèo thuyền cho khuất bến Son. Để con khỏi chộ nước non thêm buồn". Câu ru quặn thắt đời con. Mẹ cha mất sớm, con còn trẻ thơ.  Ra đi từ bấy đến chừ. Lặn trong sương khói bến đò sông quêNgày xuân giữ vẹn lời thềNon sông mở cõi, tụ về trời Nam.


Hoàng Kim




Đò dọc Trường Giang


Nguyên Ngọc


SGTT.VN - Đời người, hoá ra là ai cũng có một con sông, hoặc gắn với nơi mình sinh ra, hoặc do duyên số thế nào đó mà mình gặp về sau trên đường đời, rồi thân thiết.

Gần đây, một nhà bác học đã viết một cuốn sách rất thú vị, nhan đề Tất cả chúng ta đều là cá. Quả thật tổ tiên xa xôi nhất của chúng mình là cá. Rồi mới mò mẫm bò lên bờ, trằn trọc sống lưỡng cư, rất lâu sau mới mọc thêm vú, cuối cùng vật vã đứng lên trên hai chân để cố nhìn thấy cuộc đời cho xa hơn đôi chút. Và thành người… Vậy đó, trong sâu kín nhất của mỗi chúng ta đều có nước, một dòng nước, một con sông…
Tôi cũng có con sông của mình, Trường Giang. Dân Quảng Nam chúng tôi có thói ưa phóng đại, cái gì cũng nói vống lên cho thật to, tiếng Quảng gọi là “nói dốc”. Con sông ngắn củn, chỉ trên dưới năm mươi cây số, mà dám xưng Trường Giang, nghe như Đại Trường Giang bên Tàu! Năm mươi cây và cạn xợt. Nhưng lại vô cùng độc đáo. Mọi con sông trên trái đất ắt đều phải từ trên núi đổ xuống. Riêng nó, Trường Giang của chúng tôi, chẳng cần núi non gì hết, nó chảy từ một cửa biển này sang một cửa biển khác, nối cửa Đại Hội An với cửa Lỡ và cửa Đại Áng, tức cửa Chu Lai bây giờ, nơi Lê Thánh Tông từng giấu hàng vạn chiến thuyền chuẩn bị đi đánh Đồ Bàn của Chămpa... Sông chảy ngang, song song với bờ biển, nên rất êm, không hề biết đến thác ghềnh. Và vì nối liền hai cửa biển nên nó hưởng chế độ thuỷ triều từ cả hai phía, khi triều xuống thì phẳng lì, triều lên nước từ hai cửa đổ dồn ngược, vấp vào nhau, tạo thành một cái ngấn nước nhọn rất lạ, cao đến hơn gang tay, giăng từ bờ bên này sang bờ bên kia, ở quãng trước một cái chợ đông đúc gọi là chợ Tây Giang. Hai bên sông ngày trước nhộn nhịp hàng loạt chợ trù phú. Quế Trà Mi lừng danh, và cả lâm sản quý của Tây Nguyên mà Christopho Borri khi tới Quảng Nam mấy trăm năm trước từng kinh ngạc, đều được chở từ núi xuống Tam Kỳ, rồi theo Trường Giang, con quốc lộ nước tuyệt vời ấy mà về cảng thị Hội An.

Còn với tôi, gần gũi hơn, đấy là con sông sinh thành. Chính con sông ấy, Trường Giang, đã sinh ra tôi. Sinh ra, thật vậy, tuyệt đối nghĩa đen, không hề bóng gió. Sự thể là thế này…
Quê mẹ tôi, chính xác hơn là quê bà ngoại tôi, ở chợ Hưng Mỹ, một chợ nổi tiếng ven sông Trường Giang. (Tôi nói “ven sông” chứ không nói tả ngạn hay hữu ngạn, bởi vì một con sông không đổ từ trên núi xuống, mà chảy ngang từ một cửa biển này sang một cửa biển khác, thì hai bờ của nó bình đẳng, biết bên nào là phải bên nào là trái?)
Hưng Mỹ cách Hội An bao nhiêu nhỉ? Không gian được đo bằng thời gian: cách một đêm đò. Tôi ở Hội An, hè về quê ngoại Hưng Mỹ, sẩm tối xuống đò ở bên Triều Châu (tên xưa của bến Bạch Đằng), ngủ một đêm, sáng tới chợ Hưng Mỹ. Hết hè, từ Hưng Mỹ quay ra Hội An, tối xuống đò ở bến chợ, ngủ một đêm, sáng mai thức dậy, thấy phố Hội. Những con đò như vậy gọi là đò dọc. Đò ngang từng đi vào ca dao. Đò dọc chẳng kém. Hồi nhỏ tôi thường nghe bà ngoại, rồi mẹ tôi hát: “Trồng trầu thả lộn dây tiêu – Con đi đò dọc mẹ liều con hư…” Tôi nhớ hình như bà ngoại tôi hát có mỗi một lần, rồi thì chỉ mẹ hát. Trong khi ngoại ngồi lặng, ngẩn ngơ nhìn mãi ra xa, nơi dòng Trường Giang ngày đêm lặng lẽ trôi, khuất sau những bờ tre ngày xưa dày và xanh um, tít tắp.

Đò dọc khác đò ngang. Đò ngang chỉ đưa người sang sông. “Đưa người ta không đưa sang sông…” bởi đò ngang sang sông là hết. Gặp gỡ thoáng chốc, rồi đi biệt. Đò dọc khác. Ấy là những con đò lớn hơn đôi chút, có mui bằng tre, chèo tay, lờ đờ trôi, ở cái thời người ta còn thừa mứa thời gian, sống rất chậm, thư thả, thong dong, không bị cuộc sống thúc bách hối hả trăm sự nhiêu khê như ngày nay, mà nói cho cùng thì do tự mình gây ra cho mình cả thôi.

Đêm đò, trăng sáng hay trăng lu, người chèo đò thong thả vừa chèo vừa hát, ghẹo các cô gái trên các bến hai bên bờ, các cô chẳng vừa, thường cất lời hát đối đáp, suốt đêm trên con sông dài ngân nga một cuộc biểu diễn kỳ lạ. Cũng có thể đã nên những mối tình nào đó, thoáng qua, bởi đêm nào họ cũng hát, cũng đối đáp, dào dạt, say mê, mà có bao giờ họ gặp nhau đâu, người dưới nước kẻ trên bờ, người trên thuyền trôi nổi, người ở lại ngóng theo, cũng chẳng hề nhìn rõ mặt nhau dù trăng sáng hay lu, dưới nước hay trên bờ đều mờ ảo, chỉ nghe và quen, say tiếng hát của nhau, có thể đêm nào cũng nghe, có thể đêm nào cũng chờ, người trên bến chờ chiếc đò “của mình” đi qua để nghe một câu hát chào, hát ghẹo, để hát với theo một câu đối đáp, chưa hết câu hát thì đò đã đi mất. Thật lạ, đêm nào cũng “gặp”, cũng nghe, cũng hướng, cũng tưởng về nhau, mà đêm nào cũng dở dang, mãi mãi dở dang…

Còn trên đò, trong khoang, con trai con gái nằm lẫn với nhau, bóng đêm và sông nước khêu gợi, và những câu hát kia nữa, thúc giục, dụ dỗ. Đi đò là thiên hạ ngẫu nhiên, nửa lạ nửa quen, là tình cờ một đêm, là duyên nợ một lần, như thật như hư, gặp đó rồi xa đó, chẳng cần mấy giữ gìn, có thể buông những câu hát rất táo bạo, ỡm ờ, dè dặt hay liều lĩnh, nhẹ nhàng hay sấn sổ, tục thanh, thanh tục, gợi tình… Biết bao nhiêu cuộc tình đã được kết trong những đêm đò dọc ấy, có thể đến bến sẽ tan, một đêm sông nước phù du, mà cũng có thể sẽ đậu nên duyên số trọn đời… Con gái đi đò dọc “mẹ liều con hư” là vậy.

Mà chắc gì đã là hư. Tôi cứ nghĩ mãi không biết có phải ông ngoại tôi đã gặp bà ngoại tôi và phải lòng nhau trên một chuyến đò dọc Hưng Mỹ – Hội An hay Hội An – Hưng Mỹ? Ồng ngoại tôi người Hà Tĩnh, quê làng Uy Viễn, Nghi Xuân, là cháu đích tôn gọi cụ Nguyễn Công Trứ bằng ông nội. Ông ngoại tôi, hẳn là một ông đồ Nghệ Tĩnh, hơn một thế kỷ trước khăn gói vào Nam dạy học và, tôi đoán thế, chắc đã gặp một cô gái làng Hưng Mỹ trên một chuyến đò dọc Trường Giang xuôi về phố Hội. Gen của cụ Thượng Trứ mà, 73 tuổi còn bỡn con gái người ta “ngũ thập niên tiền nhị thập tam”, và lên chùa còn “gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”, lại trêu cả Phật “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Ôi ông đồ Nghệ ngật ngưỡng là cụ ngoại tôi hơn thế kỷ trước. Mẹ tôi đã được sinh ra từ cuộc tình duyên sông nước Trường Giang ấy, tôi vẫn ngờ vậy. Khi tôi đến tuổi hiểu biết đôi chút thì ông ngoại mất đã lâu, tôi chỉ biết bà ngoại, bà thương tôi nhất trong các cháu, đêm bà ôm ru tôi ngủ bằng những câu ca đằm thắm ngân nga, hẳn những câu xưa bà từng hát đối đáp với ông tôi…

Vâng, với tôi Trường Giang, như thế đó, là con sông sinh thành. “Trồng trầu thả lộn dây tiêu – Con đi đò dọc...” Cám ơn những người mẹ đã biết, đã dám “liều”, để cho những đứa con, rồi những đứa cháu, chắt hạnh phúc được ra đời…

Nguyên NgọcNguồn: SGTT.VN

(*) Nhà văn Nguyên Ngọc tên thật là Nguyễn Văn Báu, bí danh khác Nguyễn Trung Thành, sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại Đà Nẵng, quê huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông là nhà văn, nhà văn hóa - giáo dục dấn thân. Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đại biểu Quốc hội Khóa 4. Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ. Trưởng ban sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam. Chủ tịch HĐQT Đại học Phan Châu Trinh. Chủ tịch HĐKH Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh

Video yêu thích
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính

Hoàng Kim
, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, KimTwitter, KimFaceBookCassavaViet, foodcrops.vn

6.1.14

Lộc xuân



NGỌC PHƯƠNG NAM
  DẠY VÀ HỌC. Thầy bạn là lộc xuân cuộc đời. Bill Clinton trong tác phẩm ‘Đời tôi’ (15) đã xác định năm việc chính quan trọng nhất của đời mình là muốn làm người tốt, có gia đình êm ấm, có bạn tốt, thành đạt trong cuộc sống và viết được một cuốn sách để đời. Ông đã giữ trên 30 năm cuốn sách mỏng “Làm thế nào để kiểm soát thời gian và cuộc sống của bạn” và nhớ rõ năm việc chính mà ông ước mơ từ lúc còn trẻ. Thầy quý bạn hiền là lộc xuân của cuộc đời. Tôi biết ơn mái trường thân yêu mà từ đó tôi đã vào đời để có được những cơ hội học và làm những điều hay lẽ phải. Lộc xuân là niềm vui trong lòng tôi, ngày xuân đọc lại và bổ sung vài ảnh mới.

    



Loc Nguyen 3aaaaLoc Nguyen va GD bac BuuLoc Long Kim ThongLoc Nguyen Ke  Thanh Viet Triet













xem tiếp 

Mùa xuân đầu tiên (Văn Cao) Thanh Thúy
Loc xuan

Mận chín trĩu cành chờ tay hái
Tháng ba lộc muộn mận vào  xuân
Đất duyên trời cảm cây thêm quả
Đón bạn về thăm ngọt trái cầm

Hoàng Kim

Thầy, bạn là lộc xuân của cuộc đời


Hoàng Kim
           Tôi viết bài này để tỏ lòng biết ơn thầy bạn dưới mái trường Nông Lâm thân thương và làm món quà nhỏ thân tặng cho các em sinh viên nghèo hiếu học nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Thầy, bạn là lộc xuân của đời tôi mà nếu thiếu sự động viên, giúp đỡ này thì tôi không thể có được ngày hôm nay:“Em đã học nhiều gương sáng danh nhân. Hãy biết nhục, biết hèn mà lập chí. Thắp đèn lên đi em, ngọn đèn dầu bền bỉ. Sáng giữa đời lấp lánh một niềm tin” (1).(đọc tiếp)
IMG_3794

MÌNH Ở XÓM LÁ VỚI LÃO KHOA

Hoàng Kim


Xuân Diệu nói :"Mai sau, muốn biết thời gian lao của nước mình, người đọc chắc chắn phải tìm đến Khoa. Xuân Diệu đây này (Ông gập người xuống, tay nắm mũi làm điệu bộ). Tôi phải cúi..úi ..i xuống như thế này (Xuân Diệu gập người thấp, rất thấp, tay lay mũi, tay đỡ kính) đến lấm mũi và gọi là …. ông Khoa. Ông đột ngột nói to : ÔNG KHOA ! (mọi người cười ồ lên). "Tôi – Xuân Diệu nói tiếp - đang chuyển thể và giới thiệu thơ Khoa ra thế giới. Hay lắm ! Thú lắm ! Tôi đọc cho các anh chị nghe nhé. EM KỂ CHUYỆN NÀY …" Ông đọc chậm rãi – Chưa khi nào và chưa bao giờ tôi nghe thơ hay vậy. Và tôi thuộc, thuộc năm lòng suốt 40 năm! Các bạn biết không, tôi rất dỡ việc nhớ số điện thoại, thế mà lại thuộc một bài thơ dài. Số điện thoại của tôi đây, Hoàng Kim 0903613024. Bạn hãy kiểm tra bất chợt bất cứ lúc nào để biết chắc rằng tôi không có thủ một cuốn thơ của Khoa trong tay. Và rằng thật may mắn trên đời, chúng tôi có Khoa cùng xóm lá và Khoa thì may mắn có người thầy khổng lồ như Xuân Diệu để đứng lên vai, để lắng nghe những lời khen chê và tự soi lại mình, để Khoa mãi là Khoa trong lòng người cùng thời và Khoa không thể viết nhạt, không phụ lòng người đọc. (xem toàn bài)

Gapban9

TA HẸN EM UỐNG RƯỢU NGẮM TRĂNG

Thân tặng Lâm Cúc


Ta hẹn em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Buồn ư em?
Trăng vằng vặc trên đầu!
Ta nhớ Anh ta xưa mưa nắng dãi dầu
Khi biệt thế gian chọn trăng làm bạn
“Trăng tán trời mưa, trăng quầng trời hạn”
Dâu bể cuộc đời đâu chỉ trăm năm?
“Mười lăm trăng qủa thật tròn
Anh hùng thời vận hãy còn gian nan
Đêm trăng nhát cuốc xới vàng
Trăng dòm, ta hẹn, trăng càng dòm thêm
Đất vàng, vàng ánh trăng đêm
Đêm khuya, ta với nàng quên nhọc nhằn” (1)
Ta mời em uống rượu ngắm trăng
Mấy khi đời có một người tri kỷ?
Nâng chén nhé!
Trăng vàng như giọt lệ
Vui ư em?
Trăng lồng lộng trên đầu!
Ta nhớ Bạn ta vào tận vùng sâu
Để kiếm tìm ta, người thanh xứ núi
Cởi bỏ cân đai xênh xang áo mũ
Rượu đế, thưởng trăng, chân đất, đũa tre.
“Hoa mận chờ trăng nhạt bóng đêm
Trăng lên vời vợi vẫn êm đềm
Trăng qua vườn mận, trăng thêm sáng
Mận đón trăng về, hoa trắng thêm” (2)
Ta cùng em uống rượu ngắm trăng
Ta có một tình yêu lặng lẽ
Hãy uống đi em!
Mặc đời dâu bể.
Trăng khuyết lại tròn
Mấy kẻ tri âm?
“Trăng sáng lung linh, trăng sáng quá!
Đất trời lồng lộng một màu trăng
Dẫu đêm khuya vắng người quên ngắm
Trăng vẫn là trăng, trăng vẫn rằm” (3)
Hoàng Kim
(Trăng rằm, ảnh PCT)


6Tet 2
DSC01841


HOA HUYỀN


“Thuở lọt lòng tên cha, mẹ đặt
Giấu Huyền đi gọi tắt Đào Hoa
Di truyền tửu lượng giống cha
Khả năng xướng-họa xã nhà thường khen!
Dê bậc cụ người quen đùa thế
Bởi ghẹo nàng xứ Huế ngây thơ
Đêm ngày dở tính mộng mơ
Nan y chứng bệnh ngẩn ngơ đa tình
Người béo tốt, cao… không tốn vải
Lính, thông minh, từng trải, yêu đời
Thương con, kính vợ hơn người …
Tâm trong, hồn sáng, bạn chơi hết mình
Nét chấm phá chân dung tự họa
Rất yêu đời một kiếp… Đào Hoa
Say thơ, thích rượu, mê hoa
Đời nay dễ có mấy choa hơn mình?” (1)
*
Đời vui bạn chung tình, tri kỷ
Hoa Huyền ta đích thực là HÒA
“Dĩ hòa vi quý” câu ca
Mẹ cha sâu sắc nhìn xa tính người.
Thủy đô đốc một thời danh tiếng
Lẽ cương nhu quyền biến tùy thời
Thung dung, thanh thản, yêu đời
Túi thơ, bầu rượu, bạn chơi chân thành.
Xếp cục gạch chén anh, chén chú
Vô tình gieo mầm nhớ cho ai
Xin đừng như thế em ơi !
Ngại chi chậm nói những lời yêu thương?
Nhãn Phố Hiến thơm Hương Giang Huế
Vợ Thái Vân , con thứ Ngọc Minh
Mừng vui đoàn tụ quây quần
Số 5 Đức Thắng, Hải Quân là nhà.
*
Tiếp xướng họa tên cha, mẹ đặt
Đào Ngọc Hòa gọi tắt Đào Hoa
Di truyền tửu lượng giống cha
Thơ văn ứng khẩu cả nhà đều khen!
Dê bậc cụ, bạn hiền thích chọc
Sinh năm Mùi nức tiếng đào hoa
Duyên trời, mơ với không mơ
Đóng đinh số phận, ngẩn ngơ đa tình (2)
Người béo tốt, thông minh, từng trải,
Lính, cao… không tốn vải, yêu đời
Thương con, yêu vợ hơn người …
Tâm trong, hồn sáng, bạn chơi hết mình
Bạn tự họa, mình đùa xướng lại
Hoa Huyền ơi bạn thật… Đào Hoa
Say thơ, thích rượu, mê hoa
Đời vui dễ được mấy choa như mình?
*
Chơi với bạn chung tình, tri kỷ
Bạn Hoa Huyền đích thực là HÒA

Hoàng Kim
Ghi chú :
1) “Chân dung tự họa” và ảnh Đào Ngọc Hòa.
2) Những tác phẩm thơ của Đào Ngọc Hòa
Xếp cục gạch,
Mầm nhớ
Xin đừng như thế em ơi !…
Ngại chi chậm nói những lời yêu thương?
Nhãn lồng Phố Hiến,
Duyên trời,
Mơ,
Không phải mơ
Đóng đinh số phận …
3) Vợ con và nơi ở:
Vợ Thái Vân quê gốc Huế
Con Hương Giang và Ngọc Minh
Số nhà 5 Đức Thắng, Hải Quân TP.HCM.

Nguyễn Quang Lập




DSC01805
Tham ban Duc Linh
DSC01781
Gap ban o xa ve 1
Huynh Mai 2

Loc Nguyen Toan Lam Cuc
Loc Nguyen Phuong Phuong Thanh Hien
TKim Huyen Nga Kiem Tan
Hoa Thang Kim Thanh Dan
PP Hoa Huyen
Phan Chi Thang Hung Dan Thang Kim


PHAN THIẾT CÓ NHÀ TÔI

Hoàng Kim


Phan Thiết có nhà tôi
Ra khỏi cửa rừng là nhà cửa biển
Tà Cú ngất cao, thong thả tượng Phật nằm
Đồi Trinh nữ nhũ hồng đắm say cảm mến
Phan Thiết có nhà tôi
Quên hết bụi trần
Lãng đãng tứ cô nương
Ngọt lịm một lời thách đối:
Chứa Chan, Chán Chưa, Chưa Chán.
Phan Thiết có nhà tôi
Vị tướng trỏ tay thề
Mũi Kê Gà mắt thần canh biển
Ai đi xa nhớ nước mắm mặn mòi
Phan Thiết có nhà tôi
Sau đồi cát kia là dinh Thầy Thím
Lánh chốn ồn ào, tìm nơi tĩnh vắng
Tin nhắn một chiều
Im lặng và Nghe


GIA ĐÌNH NÔNG NGHIÊP
.  Chào mừng các bạn đến với Lớp ĐH08BV Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh. Trang tin kết nối thầy bạn, chung sức vui học, nâng cánh ước mơ, chia sẻ hình ảnh, email, điện thoại và địa chỉ kết nối.

HÌNH ẢNH MỘT BUỔI HỌC NHÓM CÂY LÚA

Để chấn hưng giáo dục Việt Nam cấp thiết phải có đội ngũ những người thầy giáo ưu tú có tâm đức thiết tha với nghề, có trình độ chuyên môn cao và có kỹ năng giảng dạy tốt. Đây là trang thông tin chuyên đề CÂY LƯƠNG THỰC để trao đổi và bàn luận

BIỂN HỌC VÔ BỜ, SIÊNG NĂNG LÀ BẾN

Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI.

CAYLUONGTHUC, FOOD CROPS, DAYVAHOC, CASSAVAVIET, CROPS FOR BIOFUEL, TINKHOA HOC, HOCMOINGAY, CASSAVANEWS, LEARNING BY DOING là tìm tòi nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian, chọn báo và thông tin chuyên đề giùm bạn. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc (Learning to doing). Bạn nếu không nhớ địa chỉ, xin hãy gõ vào một trong những cụm từ trên tại ô tìm kiếm của Google, Yahoo … bạn sẽ tìm được ngay.

HÃY VƯƠN TỚI NHỮNG VÌ SAO

“Hãy vươn tới những vì sao. Cho dù không chạm được vào nó, nhưng nếu cố gắng hết sức, ít ra, chúng ta cũng chạm được những hạt bụi của ngôi sao” (Reach for the stars. Although you will never touch them, if you reach hard enough, you will find that you get a little star dust on you in the process).

NB3

Norman Borlaug di sản niềm tin và nổ lực



Remember Norman Borlaug

FOOD CROPS. “Đời người tối thiểu phải ăn, kế đến là học tập, công việc, nhà ở, quần áo và chăm sóc sức khỏe. Quanh ta còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Hiểm họa nghèo đói vẫn bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy luôn nhớ điều đó.” Lời của Thầy Norman Bourlaug và di sản của Người về cuộc cách mạng xanh mãi mãi là niềm tin và nổ lực của chúng ta !


LỜI THẦY DẶN

Việc chính đời người chỉ ít thôi
Chuyên tâm đừng bận chuyện trời ơi
Phúc hậu suốt đời làm việc thiện
Di sản muôn năm mãi sáng ngời.

Hoàng Kim
http://cayluongthuc.blogspot.com/2007/12/li-thy-dn.html

còn tiếp...


Trở về trang chính
CÂY LƯƠNG THỰC; FOOD CROPS
Dạy và học ĐHNLHCM
Dạy và học BlogtiengViet
Gia đình nông nghiệp
NGỌC PHƯƠNG NAM, DẠY VÀ HỌC

QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI



Hoàng Kim


Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.