20.11.08

Lời của Thầy theo mãi bước em đi


Kính tặng Thầy Nguyễn Khoa Tịnh

Thầy khoan thai bước lên bục giảng
Giờ học cuối cùng "Tổng kết sử Việt Nam"
Tiếng Thầy ấm trong từng lời nói
Như muốn truyền cho các em
Tất cả những niềm tin

Đôi mắt sáng lướt nhìn toàn bộ lớp
Thầy có dừng trên khuôn mặt nào không
Thầy có tin trong lớp còn ngồi học
Vẫn có em nung nấu chí anh hùng?

Các em hiểu những gì
Trong tim óc người Thầy
Mái tóc đà điểm bạc
Em biết Thầy tâm huyết rất nhiều
Trên mười năm dạy học
Luôn tìm kiếm những người
Có chí lớn
và tấm lòng yêu nước
thương dân

Mười năm
Thước đo thời gian
Dài như cả nỗi đau chia cắt
Sương bạc thời gian phôi pha mái tóc
Hẵn nhiều đêm rồi Thầy nhớ Ức Trai xưa?

Mười năm
Trang lòng, trang thơ
Nhớ tráng sĩ Đặng Dung đêm thanh mài kiếm
Ôi câu thơ năm nào giữa lòng Thầy xao xuyến
"Anh hùng lỡ vận ngẫm càng cay"

Mười năm
Con số thời gian
Đo lòng Thầy nhớ quê hương tha thiết
Em tin trong lòng Thầy
Luôn âm ỉ cháy lửa lòng yêu nước
Thầy có ngờ rằng trong lớp
Có người trò nghèo
Chí muốn nối Ức Trai

"Dẫu đất này khi thịnh khi suy
Song hào kiệt đời nào cũng có"
Thầy không tự ví mình là Lưu Bị
Mong mỏi kiếm tìm Gia Cát Khổng Minh
Nhưng lòng Thầy cháy bỏng một niềm riêng
Khao khát người tài giúp dân giúp nước
Sông núi nước Nam khí thiêng hun đúc
Đất Quảng Trạch này liệu giống Nam Dương
Có nông phu ham học, chăm làm
Mà thao lược chuyển xoay vận Hán
Ôi sử sách cổ kim bao nhiêu gương sáng
Học sử ai người biết sử để noi?

"Lịch sử dân tộc mình
Những năm bảy mươi
Các em sẽ là người viết tiếp
Điểm theo thời gian
Truyền thống ông cha xưa
Oanh liệt vô cùng"

Tiếng Thầy thiết tha
Truyền nguồn cảm xúc
Các em uống từng lời
Lắng nghe từng chữ
Lời tâm huyết thấm sâu vào lòng em:
"Nung gan sắt để dời non lấp bể"
Em đã tìm được trong Thầy
Một người anh
Một người đồng chí
Em vững tin trong sự nghiệp cứu dân
Hẵn có lòng Thầy luôn ở bên em!

Thầy nói nhiều về Việt Nam thân yêu
Dựng nước gian nan, người dân còn khổ
Mắt Thầy thiết tha quá chừng
Làm em mãi nhớ

Thầy truyền cho chúng em niềm tin
Đạo làm người, lòng yêu nước
Em càng thấm thía vô cùng
Vì sao những người có tâm huyết ngày xưa
Những Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Thiếp, Phan Châu Trinh, ...
Đều yêu nghề dạy học.

Tổ Quốc cần, gọi em về phía trước
"Em ơi em, can đảm bước chân lên!"
Em sẽ khắc trong lòng
Những lời dạy đầu tiên!

Hoàng Kim
1970

2.11.08

Nhớ em



Hoàng Kim

Vời vợi trăng khuya tròn như nỗi nhớ
Nơi ấy giờ này em đã ngủ chưa?
Nguyễn Du che vầng trăng để Kiều thăm Kim Trọng” *
Anh nhớ thương em biết mấy cho vừa!

Em hãy đến với anh, dù chỉ là một buổi
Để trăm năm đời, ta mãi nhớ về nhau.
Hãy đến chốn mây hồng nơi nguyện ước
Trời rất trong, trăng lồng lộng trên đầu.

* Thơ Lê Trí Viễn
Nhạc hay : http://hoadaquy2011.blogtiengviet.net/

9.9.08

Nghị lực


Hoàng Kim

Không vì danh lợi đua chen
Thù nhà, nợ nước quyết rèn bản thân !



VỀ LẠI MÁI TRƯỜNG XƯA

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Mỗi ngày đi qua
Mỗi tháng đi qua
Mỗi năm đi qua
Thấm thoắt thời gian
Nhìn sự vật đổi thay ta biết rõ

Mái tóc Thầy ta đã bạc đi già nữa
Hàng trăm bạn bè thuở ấy đã đi xa
Ta lại về đây với mái trường xưa
Thân thiết quá nhưng sao hồi hộp thế
Trăm khuôn mặt trông vừa quen vừa lạ
Ánh mắt chào đọng sáng những niềm vui

Ta chỉ là hạt cát nhỏ nhoi
Trong trùng điệp triệu người lên tuyến lửa
Giá độc lập giờ đây thêm hiểu rõ
Thắng giặc rồi càng biết quý thời gian

Đất nước ba mươi năm chiến đấu gian nan
Mỗi tấc đất đều đậm đà nghĩa lớn
Bao xương máu cho tự do toàn vẹn
Bao đồng bào, đồng chí đã hi sinh.

Ta dâng cho Tổ Quốc tuổi thanh xuân
Không tiếc sức cho cuối cùng trận thắng
Xếp bút nghiên để đi cầm khẩu súng
Càng tự hào làm người lính tiên phong

Nay trở về khi giặc đã quét xong
Trách nhiệm trao tay tiếp cầm ngọn bút
Nâng cuốn sách lòng bồi hồi cảm xúc
Ta hiểu những gì ta phải gắng công

Trận thắng hôm qua bạn góp máu hồng
Lớp học hôm nay bạn không trở lại
Trách nhiệm trong mình nhân lên gấp bội
Đồng chí ơi, tôi học cả phần anh.

Biết ơn thầy cô giáo dịu hiền
Bằng khích lệ động viên lòng vượt khó
Trăm gian nan buổi ban đầu bở ngỡ
Có bạn thầy càng bền chí vươn lên

Trước mỗi khó khăn có bạn luôn bên
Như đồng đội trong chiến hào chia lửa
Ôi thân thiết những bàn tay tập thể
Ta nhủ lòng cần xứng đáng hơn

Đâu phải bây giờ ta mới quý thời gian
Hiểu mất mát, biết tự hào phải cố
Trận tuyến mới nguyện xứng là chiến sĩ
Thiêng liêng lời thề, vững một niềm tin.

NĂM THÁNG Ở TRỜI ÂU

Đi giữa Praha rực rỡ nắng vàng
Gió bớt thổi nên lòng người bớt lạnh
Phố xá nguy nga, nhịp đời hối hả
Gợi lòng ta uẩn khúc những suy tư

Ôi quê hương thân thiết tự bao giờ
Mỗi bước đi xa càng thêm yêu Tổ Quốc
Nhớ quê nhà nửa đêm ta tỉnh thức
Ngóng phương trời vợi vợi nhớ mênh mông

Biết ơn quê nghèo cắt rốn chôn rau
Nơi mẹ cha xưa suốt đời lam lũ
Cha giặc giết luống cày còn bỏ dỡ
Sự nghiệp này trao lại tay con

Biết ơn anh tần tảo sớm hôm
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Bắt ốc, mò cua, bền gan, vững chí
Nhắc nhở thù nhà nợ nước cho em.

Biết ơn mái trường ta đã lớn khôn
Hũ gạo nghĩa tình bạn thầy san sẽ
Những lớp đàn em bi bô tuổi nhỏ
Mang mớ rau, củ sắn giúp thầy

Sống giữa lòng dân những tháng những ngày
Anh chị góp công, bạn thầy giúp sức
Đêm trăn trở ngọn đèn khuya tỉnh thức
Nhớ một thời thơ ấu gian nan ...

Biết ơn em người bạn gái thủy chung
Thương cha mẹ quý rể nghèo vẫn gả
Em gánh vác mọi việc nhà vất vả
Dành cho anh nghiên cứu được nhiều hơn

Biết ơn trại nhà mảnh đất yêu thương
Nơi suốt đời ta nghĩa tình gắn bó
Mảnh đất thiêng chim phượng hoàng làm tổ
Lúa, ngô, sắn, khoai, hoa, qủa dâng đời

VÒNG QUA TÂY BÁN CẦU

Khi chiều hôm nắng tắt ở chân trời
Tạm ngưng học, tắm rồi em hãy dạo
Bước khoan thai nhận hương trời chiều tối
Nghĩ suy về năm tháng đã đi qua

Em đã xa cái tuổi học trò
Nhưng việc học có bao giớ là muộn?
Nấc thang học càng vươn cao càng muốn
Bao cuộc đời nhờ học để thành công

Nhớ nghe em những năm tháng không quên
Năm năm học mỗi ngày cơm một bữa
Đêm tỉnh thức đói cồn cào trong dạ
Vẫn gan vàng, dạ sắt, lòng son

Nhớ ngày cha ngã xuống vì bom
Tấm áo máu suốt đời ta nhớ mãi
Trong thương đau nhân quyết tâm gấp bội
Phải làm gì để trả mối thù sâu.

Nhớ ngọn đèn chong giữa canh thâu
Những đêm lạnh của trời Hà Bắc
"Thắp đèn lên đi em!" thơ của thời đi học
Xốn xang lòng đã mấy chục năm qua

Ôi vầng trăng, vầng trăng quê ta
Và ngôi sao Mai đã thành đốm lửa
Một giọt máu tim ta treo giữa trời nhắc nhở
Em bên Người năm tháng lớn khôn lên

Nhớ những mùa chiến dịch thức bao đêm
Thèm một bữa cơm rau và giấc ngủ
Sau trận đánh lại miệt mài cuốn vở
Tin có ngày trở lại mái trường yêu

Bao bạn bè của năm tháng không quên
Nay vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất
Về thăm quê cũng người còn, người mất
Bài học trường đời chắp nối bấy năm qua

Nay em như chim trời bay cao, bay xa
Điều kiện học khác xưa, một phòng riêng ngọai quốc
Những tháng học này là niềm mơ ước
Em cần miệt mài tranh thủ thời gian

Dẫu mỗi ngày hơn tám tiếng học căng
Ngôn ngữ mới buổi đầu chưa hiểu kịp
Em hãy học dẫu đêm về có mệt
Mỗi ngày này là vốn quý nghe em!

Chốn phồn hoa bao cám dỗ thấp hèn
Bao thèm muốn khiến người ta lùn xuống
Những dễ dãi khiến lòng người dao động
Em hãy cầm lòng bền chí học chăm.

TỰ THẮNG MÌNH LÀ BÀI HỌC ĐẦU TIÊN

Ngày mỗi ngày phải tự thắng mình
Trận chiến mới, em là chiến sĩ
Ngày mỗi ngày cần ghi đều nhật ký
Tự thắng mình là bài học đầu tiên !

Có điện lung linh suốt đêm
Không quên vầng trăng ngọn lửa
Ngày dẫu miệt mài
Đêm về phải cố

Khắc sâu lời nguyền xưa !

18.8.08

Nguyễn Du viếng mộ Liễu Hạ Huệ



Hoàng Kim

Có những việc khó quên, khi ta được trò chuyện với bạn tâm tình, lục tìm sách báo để tra cứu và chợt ngộ ra điều bổ ích. Tôi đã học sâu thêm bài Liễu Hạ Huệ của cụ Nguyễn Du; đã dò kỹ lại từ điển danh nhân của hai vị này và góp sức trên Wikipedia http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguyễn_Du, http://vi.wikipedia.org/wiki/Liễu_Hạ_Huệ; Đó là mối nhân duyên tình cờ và sự khuyến khích của các bạn quý đã đưa ra chủ đề thảo luận về hành vi ứng xử của Liễu Hạ Huệ với câu hỏi nhân vật này có thực không? (http://blog.360.yahoo.com/blogc61443wyerK_bYQ3Hzg_4O1cqn4-?cq=1&p=83). Khi đọc đi, đọc lại nhiều lần bài thơ ‘Liễu Hạ Huệ mộ’ của cụ Nguyễn Du, tôi chợt sững người, nhận thức thêm được những nỗi niềm, của cụ Nguyễn lấp lánh sau những con chữ ...

柳下惠墓

吳店橋通泗水波
士師名蹟未消磨
事人直道寧三黜
作聖全功在一和
相對尼山長有魯
可憐盜跖已無家
碑殘字沒埋荒草
天古聞風一下車

Liễu Hạ Huệ mộ

Ngô Điếm kiều thông Tứ thủy ba
Sĩ Sư danh tích vị tiêu ma
Sự nhân trực đạo ninh tam truất
Tác thánh toàn công tại nhất hòa
Tương đối Ni Sơn trường hữu Lỗ
Khả liên Đạo Chích dĩ vô gia
Bi tàn tự một mai hoang thảo
Thiên cổ văn phong nhất há xa

Mộ Liễu Hạ Huệ (Dịch nghĩa)

Dưới cầu Ngô Điếm sông Tứ chảy
Tiếng tăm của bậc Sĩ sư vẫn chưa mất
Lấy đạo ngay thẳng thờ người, ba lần chịu mất chức
Nên công bậc thánh ở chữ "Hòa"
Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi mãi
Thương cho Đạo Chích kẻ không nhà
Bia tàn chữ mất chôn vùi nơi cỏ hoang
Nghìn năm còn nghe tiếng, tôi xuống xe

( Viếng mộ Liễu Hạ Huệ
(Đặng Thế Kiệt Dịch thơ)
)

Sông Tứ dưới cầu Ngô Điếm qua
Danh thơm kẻ sĩ chửa phôi pha
Đạo ngay xử thế ba lần truất
Bậc thánh nên công một đức Hòa
Đối mặt Ni Sơn vinh nước tổ
Thương thân Đạo Chích hổ danh nhà
Bia tàn chữ mất vùi gai góc
Nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe

Để hiểu sâu được bài thơ trên, chúng ta cần đối chiếu cuộc đời và sự nghiệp của cụ Nguyễn với thân thế và hoàn cảnh của Liễu Hạ Huệ, nắm vững những địa danh và điển cố văn chương trong bài thơ. Bởi lẽ nếu không hiểu họ là ai, họ có những nét tương đồng nào thì không thể cắt nghĩa được vì sao cụ Nguyễn Du lại đồng cảm và kính trọng Liễu Hạ Huệ sâu sắc như thế “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe”.

NGUYỄN DU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Từ điển Bách khoa mở Wikipedia đã tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du như sau: “Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), là một nhà thơ nổi tiếng thời Lê mạt, Nguyễn sơ ở Việt Nam. Tác phẩm lớn nhất của ông là tập Truyện Kiều dài 3.254 câu, một tập truyện thơ nôm viết theo thể lục bát với ý nghĩa thăng trầm, từ ngữ giai điệu phong phú mà hầu hết người Việt Nam đều biết tới. Ngoài ra, những tập Bắc hành tạp lục, Thanh hiên thi tập, Văn tế thập loại chúng sinh của ông cũng rất nổi tiếng. Ông được xem như là một nhà thơ lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, người Việt kính trọng gọi ông là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, ông được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới.

Ông sinh ngày 03 tháng 01 năm 1766 tức ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh), nhưng sinh ra ở quê mẹ- làng Kim Thiều, xã Hương Mặc, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh [1] và trải qua thời thơ ấu ở Thăng Long. Ông thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt: cha là Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm làm tới tể tướng dưới triều Lê; mẹ là bà Trần Thị Tần, vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, người xứ Kinh Bắc (Nguyễn Nghiễm có 8 vợ, 21 người con). Anh khác mẹ (con bà chính) của ông là Toản Quận Công Nguyễn Khản làm tới Tham Tụng, Thái Bảo trong triều. Do là con thứ bảy nên Nguyễn Du còn được gọi là cậu Chiêu Bảy. Năm 1771, ông cùng gia đình Tể tướng Nguyễn Nghiễm chuyển về ở làng Tiên Điền. Năm 1775, lúc 10 tuổi Nguyễn Du mồ côi cha. Năm 1778, lúc mười ba tuổi mồ côi mẹ, ông phải ra Thăng Long ở với anh cả là Nguyễn Khản. Năm 1780, Nguyễn Du trở về làng Tiên Điền ở với người chú là Tiến sĩ Nguyễn Hành. Năm 1783, Nguyễn Du thi hương tại trường thi Nghệ An và đậu Tam trường. Vì lẽ gì không rõ, ông không tiếp tục thi lên nữa, mà đi nhận một chức quan võ ở Thái Nguyên, kế chân người cha nuôi của ông vừa mới từ trần. Năm 1789, Nguyễn Huệ kéo binh ra Bắc, đại thắng quân nhà Thanh. Nguyễn Du, vì tư tưởng trung quân phong kiến, không chịu ra làm quan cho nhà Tây Sơn. Từ năm 1789 đến năm 1795, ông sống ở Thái Bình- quê vợ. Năm 1796: Nguyễn Du dự định vào Gia Định cộng tác với Chúa Nguyễn, âm mưu bị bại lộ, bị nhà Tây Sơn bắt giam ba tháng. Từ 1797 đến năm 1802: Nguyễn Du ẩn dật tại Tiên Điền. Khi Nguyễn Phúc Ánh lật đổ nhà Tây Sơn Nguyễn Quang Toản, rồi mời Nguyễn Du ra làm quan; ông từ mãi mà không được nên miễn cưỡng tuân mệnh. Năm Gia Long nguyên niên (1802),ông làm tri huyện huyện Phù Dực (nay thuộc Tỉnh Thái Bình), rồi được ít lâu thăng tri phủ Thường Tín (Hà Đông). Năm 1805, ông được thăng Đông Các điện đại học sĩ, tước Du Đức Hầu. Năm 1809, ông làm cai bạ tỉnh Quảng Bình. Năm 1813, thăng Cần Chánh điện đại học sĩ, được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nước, năm 1815, ông được thăng Lễ Bộ Hữu Tham Tri. Theo Đại Nam Liệt Truyện: "Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn, cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì..." Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, cử ông đi sứ lần nữa, nhưng lần này chưa kịp đi thì ông đột ngột qua đời. Đại Nam Liệt Truyện viết: "Đến khi đau nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân. Họ thưa đã lạnh cả rồi. Ông nói "được" rồi mất; không trối lại điều gì.

"Tác phẩm tiêu biểu của ông, ngoài kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng “mà hầu như người Việt Nam nào cũng nhớ cũng thuộc một đôi câu”, Nguyễn Du còn để lại Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu; Thác lời trai Phường Nón (bằng chữ Nôm) Ba tập thơ chữ Hán điển hình là Thanh Hiên thi tập (viết khi làm quan dưới triều Nguyễn), Nam Trung tạp ngâm (viết khi làm quan ở Quảng Bình) Bắc hành tạp lục (viết khi đi sứ Trung Quốc). Một số bài thơ khác: Cảm Hứng Trong Tù, Đầu Sông Chơi Dạo, Đứng Trên Cầu Hoàng Mai Buổi Chiều, Đêm Đậu Thuyền Cửa Sông Tam Giang, Đêm Rằm Tháng Giêng Ở Quỳnh Côi, Lưu Biệt Anh Nguyễn, Mộ Đỗ Thiếu Lăng Ở Lôi Dương, Miếu Thờ Mã Phục Ba Ở Giáp Thành, Ngày Thu Gởi Hứng, Nói Hàn Tín Luyện Quân, Người Hát Rong Phủ Vĩnh Bình, Ngồi Một Mình Trong Thủy Các, Ngựa Bỏ Bên Thành, Ngày Xuân Chợt Hứng, Long Thành Cẩm Giả Ca, Tranh Biệt Cùng Giả Nghị, Qua Sông Hoài Nhớ Thừa Tướng Văn, Xúc Cảm Đình Ven Sông, Viếng Người Con Hát Thành La …”

LIỄU HẠ HUỆ: THÂN THẾ VÀ HOÀN CẢNH
Thi Viện của Đào Trung Kiên và Từ điển Wikipedia chép :Liễu Hạ Huệ (sinh 720 TCN, mất 621 TCN) tức Triển Cầm 展禽, tên Hoạch 獲, tự là Quý 季, người đất Liễu Hạ 柳下, nước Lỗ 魯, thời Xuân Thu 春秋, nổi tiếng là một chính nhân quân tử. Liễu Hạ Huệ làm Sĩ Sư, ba lần bị truất mà không bỏ nước. Có người hỏi, ông trả lời: "Lấy đạo ngay mà thờ người thì đi đâu mà không bị ba lần truất. Nếu lấy đạo cong thì hà tất phải bỏ nước của cha mẹ". Sau khi chết, được đặt tên thụy là Huệ 惠. Mạnh Tử khen ông là bậc thánh về Hòa (Thánh chi Hòa 聖之和).

Sách Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long , hồi thứ ba mươi chín “Triễn Hỉ vấn kế cùng Liễu Hạ Huệ” tóm tắt như sau:

“Trong lúc này, Tề Hiến Công vẫn có ý nối chí cha, nuôi mộng bá chủ chư hầu. Một hôm hỏi các quan đại phu: Tiên quân ta là Tề Hoàn Công lúc nào cũng lo đánh đông dẹp bắc, gây thế lực cho mình, chư hầu kính nể. Nay đến đời ta, chẳng lẽ cứ nằm im, trong khi các chư hầu mỗi ngày một mạnh? Ta còn nhớ năm trước vua Lỗ định giúp Vô Khuy chống cự với ta, hận ấy chưa trả. Nay Lỗ lại liên kết với Vệ và Sở, thế rất mạnh, nếu không trừ trước ắt sanh hậu họa. Vừa rồi , ta nghe nói nước Lỗ mất mùa, ta muốn thừa cơ đánh Lỗ, ý các ngươi thế nào? Quan thượng khanh Cao Lỗ nói: Nước Lỗ được nhiều nước giúp, ta đánh khó thắng nổi. Tề Hiến Công nói: Nếu ngồi nhà mà luận chưa chắc đã đúng. Cứ đem quân đến đánh thử một trận xem các nước chư hầu có ai giúp Lỗ chăng? Nói xong, cử binh kéo sang miền bắc nước Lỗ.

Quân thám thính về báo, Lỗ Hi Công nói: Nước ta đang lúc mất mùa, quân Tề lại kéo sang, vậy thì nên đánh hay hòa? Quan đại thần Tang Tôn Thần nói: Xin chúa công nhẫn nhục cho người đến giảng hòa với Tề, nếu không xong sẽ tính. Lỗ Hi Công hỏi: Hiện nay ai có thể lãnh trọng trách đó? Tang Tôn Thần nói: Tôi xin tiến cử Triển Hoạch, con quan Tư Không đời trước, làm quan Sĩ Sư, được phong ở đất Liễu Hạ. Người ấy nho nhã, thông minh lắm, chỉ vì chán ghét thói đời nên từ quan về sống cảnh an cư. Nay được người ấy đi chắc vua Tề phải kính trọng. Lỗ Hi Công nói: Tôi vẫn nghe tiếng người ấy, song hiện nay người ấy ở đâu? Tang Tôn Thần nói: Hiện nay nơi Liễu Hạ. Lỗ Hi Công liền cho người đến triệu Triển Hoạch, Triển Hoạch cáo bệnh không đến. Lỗ Hi Công hỏi Triển Hoạch cáo bệnh, bây giờ phải làm sao? Tang Tôn Thần nói: Triễn Hoạch còn có người em là Triển Hỉ dẫu quan chức nhỏ nhưng có tài ứng đối rất hay. Nay sai Triển Hỉ đến nhà Triển Hoạch hỏi xem dùng cách gì để ứng đối với vua Tề.

Lỗ Hi Công theo lời, sai Triển Hỉ đến Liễu Hạ. Triển Hỉ theo lệnh đến nơi vào yết kiến Triển Hoạch, thuật lại ý muốn của Lỗ Hi Công và sứ mệnh của mình. Triển Hoạch nói: Vua Tề sang đánh ta là ý muốn noi công nghiệp của Tề Hoàn Công ngày trước, nhưng không biết muốn làm bá chủ phải tôn phù Thiên tử nhà Chu. Nay ta đem di mệnh của Tiên vương ngày xưa mà trách vua Tề thì thiếu gì cách nói. Triển Hỉ trở về nói với Lỗ Hi Công: Tôi đã hỏi được cách ứng đối với vua Tề rồi.

Lỗ Hi Công liền phát lễ vật sai Triển Hỉ đến thương thuyết với vua Tề (…). Triển Hỉ nói với vua Tề: Chúa công tôi nghe xa giá nhà vua sang địa giới nước tôi nên sai tôi đến đây để tiến dâng lễ vật. Tề Hiến Công hỏi: Người Lỗ nghe ta đem quân sang đánh có sợ chăng? Triển Hỉ đáp: Có những bọn tiểu nhân thì sợ thật nhưng những người quân tử thì không chút gì sợ hãi. Tề Hiến Công nói: Hiện nay nước ngươi không có ai mưu trí như Thi Bá, cũng không có ai vũ dũng bằng Tào Tuệ, ngoài đồng lại bị mất mùa, cây cỏ vàng úa . Thế thì cậy vào đâu mà không sợ hãi? Triển Hỉ nói: Nước tôi không cậy tài cũng không cậy của, chỉ cậy có một điều là di mệnh của Tiên vương mà thôi. Tiên vương nhà Chu ta ngày xưa phong Thái công nơi đất Tề, phong Bá nơi nước Lỗ, khiến hai nước uống huyết ăn thề: “Con cháu sau này đời đời cùng giúp nhà Chu, không làm hại lẫn nhau”. Lời thề ấy còn chép trong sử sách hai nước. Trước kia Tề Hoàn Công lên làm bá chủ cũng vì hội chư hầu nơi đất Kha để giúp Thiên tử, nay hiền hầu bỏ đường lối ấy mà dùng vũ lực uy hiếp các nước chư hầu, trái với lời thề của Tiên vương, làm sao nên được? Tôi dám chắc hiền hầu không bao giờ làm trái đạo. Bởi vậy, nước tôi không sợ hãi. Tề. Hiến Công nghe nói nghĩ thầm, rồi bảo Triển Hỉ: Ngươi về nói lại với Lỗ hầu, ta xin cùng nước Lỗ giảng hòa. Nói xong truyền lui binh về nước

"BẮC HÀNH TẠP LỤC" VÀ "LIỄU HẠ HUỆ MỘ"
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du có Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm và Thanh Hiên thi tập. Thi Viện http://www.thivien.net/ đến nay đã thu thập được 226 bài trong đó “Bắc hành tạp lục” có 132 bài, Nam Trung tạp ngâm 16 bài và Thanh Hiên thi tập 78 bài. Lời thơ điêu luyện, theo cách nói của Mai Quốc Liên thì: "Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là những áng văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vô tận về ý nghĩa. Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc nữa".

“Liễu Hạ Huệ mộ” là một tuyệt phẩm của Nguyễn Du trong “Bắc hành tạp lục”. Năm Gia Long thứ mười một 1813, Nguyễn Du được thăng chức Cần Chánh điện đại học sĩ và được cử làm Chánh Sứ đi Trung Quốc từ khoảng giữa năm 1813 đến gần cuối năm 1814. Trên hành trình muôn dặm của một sứ thần, Nguyễn Du đã đến nước Lỗ (tỉnh Sơn Đông ngày nay) nơi có ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ, đất thiêng khởi phát của nhà Chu và tộc Hán, nơi quê hương và an nghỉ của Khổng Tử (Trọng Ni) với lời cảm khái của Tư Mã Thiên “ Kinh Thi nói: Núi cao ta trông , đường rộng ta đi, Tuy đích chưa đến nhưng lòng hướng về̀. Tôi đọc sách của họ Khổng, tưởng tượng như thấy người. Đến khi đến Lỗ, xem nhà thờ Trọng Ni, nào xe cộ, nào áo, nào đồ tế lễ, hộc trò tập về nghi lễ ở nhà Khổng tử theo đúng từng mùa, tôi bồi hồi nán lại, bỏ đi không dứt. Trong thiên hạ các vua chúa và người tài giỏi rất nhiều, khi sống thì vinh hiển, nhưng lúc chết là hết. Khổng Tử là một người áo vải thế mà truyền hơn mười đời, các học giả đều tôn làm thầy, từ thiên tử đến vương hầu ở Trung Quốc hễ nói đến lục nghệ đều lấy Khổng Tử làm tiêu chuẩn. Có thể gọi là bậc chí Thánh vậy!”.

Nguyễn Du tìm đến viếng mộ Liễu Hạ Huệ, người Sĩ Sư ba lần bị biếm chức. Liễu Hạ Huệ có người em trai là kẻ trộm (Đạo Chích) với bia miệng người đời “chó nhà Đạo Chích sủa vua Nghiêu”. Ông cũng có người em trai là Triển Hỷ “chỉ làm một chức quan nhỏ”. Việc Vua Lỗ triệu kiến ông đi làm sứ thần, ông đã cáo ốm không đến nhưng kế sách châu ngọc của ông qua sự vấn kế của Triển Hỷ thì đã tránh cho dân chúng được cái thảm họa chiến tranh. Nguyễn Du đến thăm mộ Liễu Hạ Huệ nơi “bia tàn chữ mất vùi gai góc/ nghe tiếng nghìn năm tôi xuống xe” càng cho thấy nhân cách kẻ sĩ và sự cảm thông của ông đối với Liễu Hạ Huê sâu sắc đến dường nào.

Thực ra, những người hiền thì đời nào cũng có. Thời thế nhiễu loạn, chẳng qua vàng lầm trong cát đấy thôi. Nguyễn Du là con quan tướng quốc Nguyễn Nhiễm cựu thần nhà Lê và mẹ ông là người phụ nữ tài sắc, vợ lẽ nhà quan, gặp lúc thế nước động loạn, chúa Trịnh, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn đều có ý riêng. Ông lớn lên trong cảnh lận đận không nhà, có tài mà không thể cậy. Ông là một đại sĩ phu tài năng trác tuyệt nhưng chỉ làm một viên quan thường triều Nguyễn mà vua vừa dùng vừa tìm cách kiềm chế như đối với Nguyễn Công Trứ, Phan Huy Chú. Ông vì giỏi nên được vua Nguyễn cử đi sứ Tàu mà thôi. Thơ Nguyễn Du vì vậy kín đáo và sâu sắc hiếm thấy.

Bài thơ thật cô đọng, tài tình và tuyệt hay Cầu Ngô Điểm, sông Tứ, núi Ni , ba lần truất, thánh chi hòa "Đối mặt Ni Sơn, nước Lỗ còn mãi, thương cho Đạo Chích kẻ không nhà" Mỗi câu thơ là những cụm từ chìa khóa với tình ý mênh mang. Viếng mộ Liễu Hạ Huệ, viết Truyện Kiều là Nguyễn Du đã gửi gắm tâm sự và sự trăn trở của người sỉ phu trí thức thời loạn như thân phận nàng Kiều và Liễu Hạ Huệ vậy.

3.8.08

Bác Hồ rất ít trích dẫn !

Hoàng Kim
“Cảm nhận trên blog của bác Bulukhin”

"Bác Hồ rất ít trích dẫn!". Đó là lời của ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trường Chinh nói tiếp: “Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Angghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.

“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Khó có thể so sánh, ví von, đàm luận miễn cưỡng về vô vi và hữu vi, vô chiêu và hữu chiêu, biện chứng và siêu hình, không có và có không, hư thực và thực hư, sai đúng và đúng sai vì đó là sự vẽ rồng ẩn hiện biến hóa khôn lường.

Xung quanh các vĩ nhân có các huyền thoại mà người ta thường ví là những vầng sáng quanh mặt trời, mặt trăng. Người đời dám ngắm trăng vì mặt trăng hiền hòa hơn chứ ít ai dám ngắm mặt trời. Các câu chuyện về Hàn Phi với Tần Thủy Hoàng, Dương Tu và Tào Tháo, Lưu Dung với Càn Long, các “trí thức bác học” với Mao Trạch Đông…, những họa văn tự xưa nay về sự phân định thật giả, tranh luận đúng sai ở những chỗ không thích hợp là những bài học đắt giá. Bác Bulukhin thật sâu sắc, trung thực, tài năng và phản biện giỏi nhưng bác BiBo đã trao đổi chân thành và thật khéo.


TRÍCH DẪN BÀI CỦA BÁC BULUKHIN


HẦU CHUYỆN BÁC BIBO

Bulukhin
http://blog.360.yahoo.com/blog-dK7LJOMzbqonKcXbERowug--?cq=1&p=941&n=28500

Trong một Comment ở blog Bulukhin, bác BOBI viết: “Mấy thanh niên ngồi quán bia thỉnh thoảng hát: "Không có việc gì khó / Chỉ sợ tiền không nhiều...". Bây giờ TKO hát: "Không có việc gì khó / Chỉ sợ mình không liều...". BoBi nghĩ hình như có một bài thơ chữ Hán của người xưa nói về ý chí dời non lấp biển, nay được người đời dịch ra với nhiều dị bản vui vui. Bác Bu là người am hiểu, có nhiều thư tịch cổ. Vậy mong Bác cố gắng tìm lại bài thơ chữ Hán đó để mọi người được đọc và suy ngẫm”

Mặc dầu biết mình văn dốt võ dát nhưng bác BOBI đã tin tưởng hỏi thì Buluk tôi cũng xin thưa lại dăm ba điều. Có gì chưa đúng mong các bạn chỉ giáo cho.

Theo chỗ Bulukhin biết thì thời Bắc Tống có ông Uông Chu làm ra loại thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt). Sau này người Nam ta tham khảo thể thơ đó soạn ra sách “Ấu học ngũ thi ngôn” (thơ năm tiếng dạy trẻ học) còn gọi là Trang nguyên thi, gồm 278 câu nói về lợi ích sự học tập và giấc mơ đỗ đạt. Xin dẫn ra vài câu

Tự tiểu đa tài học
Bình sinh chí khí cao
Biệt nhân hoài bảo kiếm
Ngã hữu bút như dao

(Tài năng học tập bộc lộ từ nhỏ
Xưa nay đều có chí khí
Người luyện võ chỉ thích bảo kiếm
Còn ta văn bút bén như dao)

Để dạy cho trẻ có ý chí đội đá vá trời, dời non lấp biển “Ấu học ngũ ngôn thi” có bài

Tạc sơn thông đại hải
Phá thạch bố thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên

(Đục đá thông ra biển
Đội đá vá trời xanh
Trên đời không việc khó
Chỉ sợ lòng không kiên)

Trong đó, hai câu “trên đời không việc khó, chỉ sợ lòng không kiên” được người Nam ta cải biên ra nhiều biến tấu như “không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều” hoặc “Không có việc gì khó chỉ sợ mình không liều” như bác đã dẫn ra. Nhân thể cũng nói thêm, trong sách “Tấm lòng của bác Hồ” (NXB Công an Nhân dân 2005) có dẫn ra một đoạn như sau “Năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em Thanh niên xung phong làm đường ở đèo Khế Thái Nguyên Bác Hồ đã đọc tặng mấy câu

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên

Bốn câu thơ ấy tuy mượn ý của “Thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó”

Hai chữ “Thánh hiền” được NXB Công an nhân dân cho vào ngoặc kép không hiểu có dụng ý gì. Hay là họ biết rõ xuất xứ bốn câu thơ ấy nhưng cứ muốn nó mang một nội dung cao siêu của thần thánh ??

TRÍCH MỘT SỐ CẢM NHẬN

MA LIENG: Người hỏi hay và người trả lời cũng hay, giá bác Buluk đưa vào nguyên bản chữ Hán (cho bọn em ngắm nghía chứ không phải để đọc)

TKO: "Tạc sơn thông đại hải/ Phá thạch bố thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên! ... Bài thơ rất hay Buluk nhỉ!

NGUYENTHUTHUY 1401: "Trên đời không việc khó/Chỉ sợ lòng không kiên." Muôn sự thành hay bại đa phần đều do lòng người cả bác nhỉ? Những câu như "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" hay " thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn" cũng đều ca ngợi sự kiên trì, bền bỉ của con người. Cho em gửi lời hỏi thăm cu Rơm, chúc cháu hay ăn chóng lớn!

CATULAHO: Hai chữ Thánh hiền trong ngoặc kép theo em NXB Công an nhân dân muốn nói ý ấy không phải của thánh hiền, họ không muốn nói ra sách ấu học nhũ ngôn thi đó thôi. Còn vì sao như thế thì chỉ có các vị ấy biết.

BOBI: Cảm ơn bác Buluk đã tìm được bài thơ trong “Ấu học Ngũ ngôn Thi”. Vì bác Bu không kịp đưa chữ Hán vào nên BoBi mạo muội thử đưa vào (theo yêu cầu của Malieng). Nếu có chữ nào sai, bác Bu hiệu đính sau.

鑿山通大海
鍊石補青天
世常無人事
人心自不堅

Phải thừa nhận rằng, ngoài nền Triết học mà đỉnh cao là Kinh Dịch, thì nền Văn học hàng ngàn năm trước đây của Trung Hoa cũng rất đồ sộ. Các bậc tiền nhân nước ta qua hàng thế kỷ và với kiến thức Nho học uyên thâm đã tiếp thu và truyền thụ cho nhiều thế hệ con cháu. Tuy nhiên, khi ngâm vịnh và đặc biệt khi viết thành sách các cụ đã không đề xuất xứ (chủ yếu là thơ), nên hậu duệ vẫn nhầm tưởng là của các cụ. Thậm chí có người biết nhưng vẫn lờ đi (!?). Thiền sư Nguyễn Mạnh Thát đã chỉ ra được nhiều bài như vậy, hoặc nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát hiện khoảng hai phần ba nội dung trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn có xuất xứ từ Trung Quốc. Luật nay gọi đó là vi phạm Bản quyền. Dân gian gọi đó là đạo văn.

Điều đáng xấu hổ là “đạo văn” ngày nay lại là một trong những cách tiếp cận của giáo dục VN ta: Từ cấp 1, các cháu đã làm văn với các bài văn mẫu; Nhiều luận án cử nhân,tiến sỹ cũng copy gần như nguyên văn của người bảo vệ trước; Có GS đầu ngành bê gần nguyên văn luận án của Sinh Viên, thay đề mục và tên mình vào để in thành sách; Nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành đều dịch thuật của nước ngoài (dù dịch sai nhiều)…

Nhưng thôi, đấy là chuyện của thiên hạ. Còn khi nàng Cách Cách xinh đẹp TKO hát: “Không có việc gì khó / Chỉ sợ mình không liều”, BoBi cảm thấy hứng khởi, nổi máu Lục Văn Tiên định liều một phen, nhưng rồi nghĩ mình cầm tinh con thỏ nên chột dạ, ngẫm nghĩ, hoá ra:

Đời có nhiều việc khó,
Mà mình không nên liều
Sợ đang cầm tinh Thỏ
Lại biến thành tinh Heo.

BULUKHIN:

@ Bác BOBI kinh mến
Tôi phải đọc đi đọc lại cái còm của bác vài lần mà còn muốn đọc nữa. Bác nói khéo quá, kín kẻ quá, ai ngứa miệng muốn gây sự với bác cũng không làm gì được. Tôi đang la cà trên phố xá SG, vào hiệu nét dọc đường máy móc tậm tịt không làm sao mà nói cho hết được. Cái bài chữ Hán bác chép lên có nhầm một chữ. Vô nan sự bác viết thành vô nhân sự (無人事)Bác viết Thế thường vô nan sự, nhưng có bản viết thế thượng vô nan sự, khác nhau cái dấu huyền và dấu nặng. Tôi có lần nói đến Vân Đài loại ngữ, cứ mở miệng ra là cụ Lê bảo ông này nói, ông kia nói, toàn những ông bên Tàu nói chứ không thấy cụ nói được mấy cả. Riêng phần cụ nói thì cụ có "đạo" văn ai hay không thì hôm nào tôi phải xem lại chứ nói hồ đồ với các cụ là không được. Tôi đọc đâu đó rằng "ăn cắp cái lưỡi câu thì bị vào tù, ăn cắp một quốc gia được gọi là vua". Bác bảo lấy nước người ta để làm vua thì không ăn cắp là gì nữa. Cho nên trong đám vua chúa thiếu gì kẻ ăn cắp.
@ Malieng
Chú mày ngắm nghía bản chữ Hán của bác BOBI để BU khỏi chép lại. Bác ấy có nhầm một chữ như Bu đã nói trên
@ TKO
Thì hay mới được NXB CAND gọi là ý của thánh hiền
@ Nguyenthuthuy
Cảm ơn bạn đã gửi lời thăm cu RƠM, ông đich tôn của Bu
@ Catulaho
Người đẹp hỏi thẳng NXB CAND xem họ nói sao.

TKO: Em chào cả nhà ạ! Cứ cái đà này em lại phải hót nhiều nhiều mấy câu ... liều mạng để mà Buluk và BoBi cất giọng hòa âm hay như thế này thì em sẽ được mở mang thêm kiến thức ạ! Cảm ơn chuyên gia ngôn ngữ Buluk và Thỏ BoBi nhé!:-)
P/S : Đọc thơ comt của BoBi chết cười! :-)

NGAN HA: Dạo quanh và dừng lại đây đọc những lời trao đổi của mọi người, NH thấy thú vị lắm lắm. Vốn không thông hiểu về chữ Hán nhưng lại rất háo hức lắng nghe, nên xin phép cho NH được ngồi im thỉnh giáo, được không ạ ? :)

MA LIENG: Kính thưa bác BU. Em cũng như nhà thơ - người đẹp Ngan Ha, "biết thưa thốt không biết dựa cột mà nghe". Nhưng trò đời nó thế, không biết thì phải hỏi. Đọc bác biết ra nhiều điều, hôm nay thấy các bác dẫn ra sách xưa người cũ, tự nhiên muốn hỏi về ông Mạnh Thường Quân. Nhiều người nói bô bô Mạnh Thường Quân nhưng chẳng biết mô tê gì về ông ấy cả. Nghe nói ông là nhà từ thiện hào phóng hơn cả Bin Ghết (em dốt tiếng Anh, xin được nói tiếng mẹ đẻ). Có đúng vậy không, xin bác vài lời chỉ giáo.

LÃNG DU: Cảm ơn...Bu vì thông tin. Bu là bạn thân của bác HBT, vậy chắc Bu biết thời gian bác ý ở Mạo Khê chứ ạ? Nhờ Bu tí nữa qua nhà em, đọc bài thơ bác ý tặng một người, rồi Bu nhắc giùm em xem bác ý có nhớ không, được không ạ?

BOBI: Một lần nữa cám ơn Bác Bulu đã hiệu đính mấy chữ Hán. Cũng không nên trách BoBi làm gì, vì trong lúc đang nổi máu Lục Văn Tiên, nghĩa là định liều một phen thì chữ nghĩa chẳng là gì. Có khi hay sai lại dễ thăng tiến. Kỳ này chắc BoBi được lên Tổ trưởng tổ Xe Ôm là cái chắc. Mà vài chữ sai đó thì coi như là thơ của mình vậy chứ không phải là của các bậc tiền bối. Bác Bulu sướng thật, suốt ngày lang thang Sài Gòn. Chúc bác hãy tận hưởng và không nên hoãn cái sự sung sướng...

PNH : Chữ nghĩa xưa nay khó như thế, bể học bao la nên chỉ dám đứng ngoài hóng chuyện. Tuần tới tôi sẽ ghé bác Bu kéo đi chùa chiền, café nghe bác Bu kể chuyện xưa nay nữa.

THIỀN PHONG: 世上无难事,人心自不坚 nguyên câu là Thế thượng vô nan sự, nhan tâm tự bất kiên. Chứ không phải Thế thường. 宋·陈元靓《事林广记》第九卷:“世上无难事,人心自不坚。”Câu này xuất hiện trong sách Sự Lâm Quảng kí quyển 9 của Trần Nguyên Tĩnh(?!) thời Tống, câu này sau được đưa vào trong Thần đồng thi của Uông Chu mời các bác vào web này đọc: http://zhidao.baidu.com/question/59294953.html là có hết toàn bản. Văn bản Thần đồng thì và Trạng nguyên thi có nhiều dị đồng, do mỗi thời tam sao thất bản, thêm thắt vào mà khác. Uông Chu汪洙, tên tự Đức Ôn德温, người Ninh Ba là một học giả nổi tiếng thời Bắc Tống. Nguyên câu trích trong bài Thần đồng thi là: 凿山通大海 鍊石补青天 世上无难事 人心自不坚 . Đấy các bác châm chước cho và có gì chưa hiểu, qua blog tôi nhé!

TORO : Do cách học của ta xưa, cứ dùng của người trước lắp vào thành bài của mình, lâu dần quên mất bản gốc tưởng của mình cả. Chả thế vô số giai thoại của các danh nhân nước ta đã có sẵn trong sách tiếu thoại của Tàu từ bao giờ, ví dụ như Điếu văn chữ Nhất của Mạc Đỉnh Chi, câu đối "Quân ân thần khả báo " của Cao Bá Quát...

30.3.08

Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH



Thư ngõ gửi anh Phan Chí Thắng

Hoàng Kim

Anh Phan Chí Thắng có gửi cho tôi một bức thư có nội dung như sau (đăng tại (http://pcthang.vnweblogs.com):

Phan Chí Thắng: Gửi Hoàng Kim

Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H. - cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo.

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Có vài điểm thắc mắc:

1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ?
2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong "Hồ Chí Minh". Còn chữ "Thơm" có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết?

Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

Tôi đã trả lời:
1. Cám ơn bức thư của Anh. Em trao đổi sớm vì biết rằng đây là một vấn đề không dễ "giải mã" trong ít ngày nên cần chép ngay để lưu lại một điểm nhấn nghiên cứu. Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin. Cần đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Với ước mong đi sâu tìm hiểu về một số nhân vật và địa danh lịch sử của dãi đất miền Trung, em đã tập hợp tư liệu tại trang my blogroll "Qua đèo chợt gặp mai đầu suối" (http://thovanhoangkim.blogspot.com).

2. Chữ "Thơm" và chữ "Hồ" trong câu thơ trên hình như có quan hệ đến Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Cụ Hồ Sĩ Tạo (như là ông nội ruột của Hồ Chí Minh) với cụ Hồ Phi Phúc (cha của Nguyễn Huệ ) hình như có quan hệ thân tộc. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 còn có tên là Hồ Thơm hay Quang Bình, Văn Huệ. Cụ Hồ rất trọng lịch sử nên giả thuyết cho rằng chữ "Thơm" có thể cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết đều là có thể.

3. Câu thơ "Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH" em nhớ đến Bác và nhớ đến một người Thầy khác, đó là Norman Borlaug. Cuộc đời Thầy cũng trong như ánh sáng. Thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được dấu án nổi bật của Người. Ngày 25 tháng 3 năm 1914 này là ngày sinh nhật của giáo sư Norman Borlaug. Em xin chép tặng anh bài viết này của em đăng trên Wikipedia Tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norman_Borlaug (mời đọc trên bản chính có link liên kết)

Norman Borlaug



Tóm tắt Tiểu sừ
Norman Ernest Borlaug (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914) là nhà nông học Mỹ , nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel Nobel laureate và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh Green Revolution.[1]. Ông là một của năm người trong lịch sử đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn (Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom và Congressional Gold Medal) vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota (University of Minnesota) năm 1942. Ông chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới.

Ông đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại CIMMYT, CIANO ở Mexico, Trường đại học Texas A&M University và Trung tâm chọn tạo giống cây trồng Center for Southern Crop Improvement ở Mỹ. Ông đã thực hiện nhiều dự án giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Phi tại Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania và Uganda, ở châu Á tại Ấn Độ, Pakistan...; Ông là một trong những gười sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize)và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác. Đây là Cuộc cách mạng thứ hai của ông thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống

Sách và bài giảng
Dr. Borlaug with USDA Agriculture Secretary Ann M. Veneman near the birthday cake prepared for his 90th birthday
Wheat in the Third World. 1982. Authors: Haldore Hanson, Norman E. Borlaug, and R. Glenn Anderson. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 0-86531-357-1
Land use, food, energy and recreation. 1983. Aspen Institute for Humanistic Studies. ISBN 0-940222-07-8
Feeding a human population that increasingly crowds a fragile planet. 1994. Mexico City. ISBN 968-6201-34-3
Norman Borlaug on World Hunger. 1997. Edited by Anwar Dil. San Diego/Islamabad/Lahore: Bookservice International. 499 pages. ISBN 0-9640492-3-6
The Green Revolution Revisited and the Road Ahead. 2000. Anniversary Nobel Lecture, Norwegian Nobel Institute in Oslo, Norway. 8 September 2000.
"Ending World Hunger. The Promise of Biotechnology and the Threat of Antiscience Zealotry". 2000. Plant Physiology, October 2000, Vol. 124, pp. 487–490. (duplicate)
Feeding a World of 10 Billion People: The Tva/Ifdc Legacy. 2003. ISBN 0-88090-144-6
Prospects for world agriculture in the twenty-first century. 2004. Norman E. Borlaug, Christopher R. Dowswell. Published in: Sustainable agriculture and the international rice-wheat system. ISBN 0-8247-5491-3
Foreword to The Frankenfood Myth: How Protest and Politics Threaten the Biotech Revolution. 2004. Henry I. Miller, Gregory Conko. ISBN 0-275-97879-6
Norman E. Borlaug (2007) Sixty-two years of fighting hunger: personal recollections. Euphytica 157:287–297 ([1])

Tài liệu tham khảo chính
[http://en.wikipedia.org/wiki/Norman_Borlaug/ Norman_Borlaug
Bickel, Lennard (1974). Facing starvation; Norman Borlaug and the fight against hunger, Pleasantville, N.Y.: Reader's Digest Press; distributed by Dutton, New York. ISBN 0-88349-015-3.
Hesser, Leon (2006). The Man Who Fed the World: Nobel Peace Prize Laureate Norman Borlaug and His Battle to End World Hunger, Durban House. ISBN 1-930754-90-6.
^ "The father of the 'Green Revolution'"

Liên kết ngoài
Cây lương thực.
Lời Thầy dặn trên TINKHOAHOC.
Norman_Borlaug trên CASSAVAVIET.
Wikiquote sưu tập danh ngôn về:
Norman Borlaug

Videos, truyền hình, phát thanh
Borlaug's York Lecture at American Society of Agronomy Annual Meetings. Challenges for the Crop Scientist in the 21st Century. 2007. Windows Media and Quicktime.
30th Anniversary Nobel Lecture. The Green Revolution Revisited and the Road Ahead. 2000. Transcript. Adobe Acrobat PDF.
Legacy interviews. Dr. Borlaug, Advisory Board member of Legacy, five hours of audio-visual interviews featuring his life story.
Borlaug on Need for Increasing Food Supply. 2000. Transcript.
Dedication lecture, Delaware Biotechnology Institute. Feeding the World in the 21st century—The Role of New Science and Technology. 2001 April 26. RealMedia. 00:47:42.
Lecture, Nobel Centennial Symposia. 2001 December 6. RealMedia. 00:11:34.
Lecture, The Famous Purdue Ag Fish Fry. 2003 February 8. MS Media. 02:21:02.
The Story of Norman Borlaug: 60 Years Fighting Hunger. 2003 July 10. RealMedia. 01:29:02.
Discussion, Beahrs Environmental Leadership Program. 2004 January 5–9. University of California, Berkeley. Text.
ECON100A Lecture, University of California, Berkeley. 2004 Spring. RealMedia. 01:29:02.
Commencement address, University of Minnesota. 2004 May. CD track.
CEI Prometheus award acceptance speech. 2004 May 19. MS Media. 00:10:57.
Inaugural address, 1st World Congress of Agroforestry. 2004 June 27. Orlando, Florida, USA. RealMedia. 01:06:34.
Keynote speech, USDA Agricultural Outlook Forum. 2005 February 24. Arlington, Virginia, USA. MS Media. 35 minutes.
Radio interview by Penn Jillette. 2006 August 9. MP3 format. 00:43:27.

Những tổ chức và chương trình
Norman Borlaug Institute for International Agriculture - Texas A&M University System
The Borlaug Center for Southern Crop Improvement - Texas A&M University System
CIMMYT - International Maize and Wheat Improvement Center
Sasakawa-Global 2000
The World Food Prize
Legacy
Norman E. Borlaug International Agricultural Science and Technology Fellows Program
National Wrestling Hall of Fame's Hall of Outstanding Americans
"The Green Revolution in the Punjab", by Vandana Shiva
The Life and Work of Norman Borlaug, Nobel Laureate
"Biotechnology and the Green Revolution", interview from November 2002
Norman Borlaug: The Legend (agbioworld.com)
Journal articles by Borlaug on PubMed
List of Norman Borlaug articles and interviews
Ears of plenty: The story of wheat, The Economist, December 20th, 2005
"Billions Served", an interview in Reason by Ronald Bailey.vi:Norman Borlaug

Ngày xuân đọc Trạng Trình (2)

Hoàng Kim
(Sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn)

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý hợp thời, sáng suốt.

Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí quan trọng để góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm này được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại.

“Bài tựa” này được tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 265 năm (1743- 2008). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

Ngày xuân đọc Trạng Trình, học gương đạo đức thương dân, học sự minh triết thuận lý, tuỳ thời của kẻ sĩ thời biến động phức tạp. Học sự thanh nhàn vô sự, thung dung tự tại, gần gũi với thiên nhiên và dân chúng. Học những trang thơ văn, sấm ký, thấm đẫm tình người và sự minh triết. Học những giai thoại, lời truyền, tâm thức dân gian, di tích lịch sử- văn hoá về Người. Ngày xuân đọc Trạng Trình, tôi càng thấy sự dạy và học thật tâm huyết, trí tuệ và vinh dự biết bao!

BÀI TƯẠ

TS. Vũ Khâm Lân
(Tiếp theo Phần 1)

Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai , hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:
- Vụ này lúa không đượcmấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …

Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểuý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.

Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Chiêu Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt,rồi chắp tay lạy mãi.

Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.

Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.

Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyển Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.

Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.

Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.

Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.

Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung tiên
(Cao khiết ai là thiên hạ sĩ
An nhàn ta chính địa trung tiên)

Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:

Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.
Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh

Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn

Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh đượcphong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiễn Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.

Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.

Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.

Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.

Lúc thơ ấu , tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu , tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường.

Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.

May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.

Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.

Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) co khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?

Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.

(còn tiếp)

1.3.08

Ngày xuân đọc Trạng Trình

Hoàng Kim
(Sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn)

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là nhà giáo, nhà tiên tri, nhà thơ triết lý, nhà văn hoá lớn của thời Lê -Mạc, bậc kỳ tài yêu nước thương dân, xuất xử hợp lý hợp thời, sáng suốt.

Bài tựa về Trạng Trình của tiến sĩ Vũ Khâm Lân có vị trí quan trọng để góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm này được viết năm 1743 cho tập gia phả dòng họ Trạng Trình sau khi cụ Trạng đã mất khoảng 158 năm. Vũ Khâm Lân còn có tên là Vũ Khâm Thận, sinh năm 1702 tại làng Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ tiến sĩ năm 1727 làm quan đến chức Tham tụng, Ngự Sử đài, tước Ôn Quận công. Bài tựa này được chép trong quyển “Công Dư Tiệp Ký” (Những chuyện ghi nhanh trong lúc rãnh việc quan) của Vũ Phương Đề, cuốn 3, tờ 166- 175. Quyển “Công Dư Tiệp Ký” là của Vũ Phương Đề do vậy có người nghi vấn tác giả bài tựa này là Vũ Phương Đề, sinh năm 1697, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là Bình Giang, Hải Dương, đỗ tiến sĩ năm 1736. Căn cứ trên văn bản thì tác giả “Bài tựa” này là của Vũ Khâm Lân mà Vũ Phương Đề là người chép lại.

“Bài tựa” này được tuyển chọn từ trích dẫn của nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế năm 2000. Bản dịch tại quyển “Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập” của Nguyễn Quân, nhà xuất bản Sống Mới- Sài Gòn năm 1974. Đây là một văn bản quý đã trải qua sự sàng lọc của thời gian 265 năm (1743- 2008). Nguồn tư liệu chuẩn mực, tin cậy với những dẫn liệu chọn lọc và xác thực, lời văn chặt chẽ, súc tích, khoáng đạt.

Ngày xuân đọc Trạng Trình, học gương đạo đức thương dân, học sự minh triết thuận lý, tuỳ thời của kẻ sĩ thời biến động phức tạp. Học sự thanh nhàn vô sự, thung dung tự tại, gần gũi với thiên nhiên và dân chúng. Học những trang thơ văn, sấm ký, thấm đẫm tình người và sự minh triết. Học những giai thoại, lời truyền, tâm thức dân gian, di tích lịch sử- văn hoá về Người. Ngày xuân đọc Trạng Trình, tôi càng thấy sự dạy và học thật tâm huyết, trí tuệ và vinh dự biết bao!



BÀI TỰA

NGUYỄN CÔNG VĂN ĐẠT PHỔ KÝ
(Trích Gia phả dòng họ Trạng Trình)

Trình Quốc công Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (còn có tên khác là Nguyễn Văn Đạt ) tự Hành Phủ, đạo hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Tiên tổ ngày xưa tu nhân, tích đức nhiều, nay không thể khảo cứu được, chỉ biết từ đời cụ tổ được tập phong Thiếu bảoTư Quận công, cụ bà được phong Chính phu nhân Phạm Thị Trinh Huệ. Nguyên trước các cụ lập gia cư ở nơi có núi sông bao bọc hợp với kiểu đất của Cao Biền, tay phong thủy trứ danh đời Đường.

Phụ thân cụ Trạng được tặng phong tước Thái bảo Nghiêm Quận công, mỹ tự là Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh. Cụ Văn Định học rộng, tài cao, có đưc tốt và đã có lần sung chức Thái học sinh đời Lê.

Thân mẫu cụ Trạng được phng tặng tước Từ Thục phu nhân. Bà là người làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh cũng thuộc tỉnh Hải Dương, con gáí quan Thượng thư Bộ Hộ Nhữ Văn Lân. Bà thông minh, học rộng, văn hay, lại tinh thông tướng số. Ngay đời Hồng Đức (niên hiệu vua Lê Thánh Tôn), bà đã đoán trước rằng vận mệnh nhà Lê chỉ bốn mươi năm nữa là suy đồi khó gỡ. Bà có chí hướng muốn phò vua giúp nước như một bậc trượng phu nên chỉ chịu kết duyên khi gặp người trai vừa ý. Bà kén chồng đến ngót hai mươi năm , cho đến khi gặp ông Văn Định là người có tướng sinh quý tử, mới thành lập gia thất.

Sau khi lấy ông Văn Định, có lần qua bến đò Hàn thuộc sông Tuyết (sông thuộc làng Cổ Am) gặp một chàn thanh niên khác, bà nhìn người này và ngạc nhiên than rằng “lúc trước không gặp, ngày nay sao đến đây làm gì?”. Bọn theo hầu không hiểu nghĩa gì, cầm roi toan đánh đuổi chàng thanh niên ấy, bà cản lại và hỏi tên họ. khi được biết, bà buồn rầu hối hận đến cả mấy năm trời. Người thanh niên ấy không ai khác hơn là Mạc Đăng Dung, Thái Tổ của nhà Mạc sau này.

Bỉnh Khiêm sinh năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491), lúc nhỏ có vóc dáng kỳ vĩ, chưa đầy một năm đã nói sõi. Một hôm vào buổi sáng sớm, Văn Định được bế cậu trên tay, bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “Mặt trời mọc ở phương Đông” ông lấy làm lạ. Xem đó đủ biết con người khác thường, từ lúc thơ ấu đã có vẻ khác thường.

Năm Bỉnh Khiêm được bốn tuổi, thân mẫu dạy cậu học các bài chính nghĩa của Kinh, Truyện (tức các bài chính của các sách Tứ Thư, Ngũ Kinh). Bà dạy bằng cách khi ru, khi hát, nhưng dạy đến đâu cậu thuộc lòng đến đó. Cũng vào khoảng năm ấy, về thi ca, Bỉnh Khiênm đã thuộc vanh vách đến cả mấy chục bài quốc âm (thơ Nôm)…

… Trong tám năm ở triều, tiên sinh dâng sớ hạch tội mười tám kẻ lộng thần, xin đem ra chém để làm gương, bởi vì bản tâm. Tiên sinh chỉ muốn trăm họ được an vui, những người tàn tật mù loà được hành nghề hát xướng bói toán nhưng rồi thấy người con rể là Phạm Dao ỷ thế lộng hành , tiên sinh sợ liên luỵ đến mình nên cáo quan về nghỉ. Năm ấy là năm Quảng Hoà thứ hai (1542) đời Hiến Tông nhà Mạc, tiên sinh mới 52 tuổi.

Treo mũ về quê, tiên sinh dựng am Bách Vân ở phía đông làng và vẫn lấy biệt hiệu là Bạch Vân cư sĩ. Tiên sinh bắc hai chiếc cầu là Nghinh Phong và Trường Xuân để hóng mát, đồng thời dựng một cái quán ở bến sông Tuyết gọi là Trung Tân quán, hiện nay quán này còn tấm bia đá làm di tích để lại.

Ngoài ra, tiên sinh còn tu bổ chùa chiền. Tiên sinh thường cùng các lão tăng đàm luận và thường khi thả thuyền dạo chơi Kim hải hay Úc hải để xem người đánh cá. Các chỗ danh lam thắng cảnh như Yên Tử, Ngoạ Vân, Kinh Chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh, có khi quên cả sớm chiều. Mỗi khi ngắm cảnh non cao chót vót, rừng rậm xanh rờn, gió động rì rào, chim ca thánh thót, tiên sinh lại hớn hở tự đắc, phiêu phiêu như một vị lục địa thần tiên (thần tiên ở thế gian).

Thời gian tiên sinh dưỡng lão ở quê hương, tiên sinh không tham dự quốc chính nhưng nhà Mạc vẫn kính như bậc thầy. Mỗi khi có việc trọng đại, vua Mạc thường sai quan về hỏi hoặc mời lên kinh đô nói chuyện. Tiên sinh dâng lên ý kiến được bổ ích rất nhiều. Mỗi lần lên kinh, xong việc, tiên sinh lại xin về, triều đình ân cần lưu lại, thế nào cũng không được. Sau tiên sinh được nhà Mạc xếp vào hạng đệ nhất công thần, phong tước Trình Tuyền hầu, rồi thăng dần tới tước Lại bộ Thượng thư, Thái phó, Trình Quốc công. Ông bà hai đời cũng được truy tặng chức tước, ba người vợ và bảy người con cũng được thứ tự phong hàm.

Năm Cảnh Lịch thứ ba (1555) đời Mạc Tuyên Tôn (Mạc Phúc Nguyên) Thư Quốc công Nguyễn Thiến (người làng Khoa Hoạch, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông) cùng con trai là Quyện và Miễn (cũng đọc Mồi) về hàng quốc triều (nhà Lê), tiên sinh làm bài thơ gửi cho Thiến trong có câu: Cố ngã tồn cô duy nghĩa tại/ Tri quân xử biến khởi cam tâm (Ta giúp con côi vì nghĩa trọng/ Ông khi xử biến khá cam lòng) ; Lại có câu: “Vận chuyển nhất chu ly phục hợp/ Tràng giang khởi hữu hạn đông nam (Vận chuyển một vòng tan lại hợp/ Trường giang đâu có hạn đông nam). Thiến xem thơ, trong lòng cảm thấy bứt rứt. Quyện là viên tướng có tài, luôn luôn lập được chiến công. Mạc Phúc Nguyên lấy làm lo ngại sai vời tiên sinh lên hỏi kế. Tiên sinh tâu: “Cha Quyện với hạ thần là chỗ bạn chí thân ngày trước, có lúc đã ở tại nhà thần, nay ra trấn thủ Thiên Trường, đang ở vào tình thế bán tín bán nghi nay muốn bắt lại, thật chẳng khó gì, cũng như thò tay vào túi để móc một vật gì ra thôi”. Tiên sinh nói đoạn, xin Mạc Phúc Nguyên giao cho một trăm tráng sĩ, sai đi phục sẳn trên bắc ngạn, rồi tiên sinh gửi thư mời Quyện sang bên thuyền uống rượu để gặp và nói chuyện tâm tình. Quyện nhận lời ngay; thừa lúc quá say, phụ binh nổi dậy, bắt cóc đem về nam ngạn. Quyện cảm động quá khóc nức nở. Tiên sinh dẫn Quyện theo lại nhà Mạc và sau đó trở thành một danh tướng lừng lẫy. Nhờ đó nhà Mạc duy trì được mấy chục năm nữa.

Trong thời gian ấy, đức Thế Tổ (tức Trịnh Kiểm) nhà chuá Trịnh đã dấy nghĩa binh, thanh thế vang dội khắp xa gần; trong trận giao tranh ở cửa biển Thần phù, Khiêm Vương Mạc Kính Điển (con thứ của Mạc Đăng Doanh) thua to. Thừa thắng, đức Thế tổ tiến binh theo đường núi phía tây ra tiến đánh Kinh Bắc, trong ngoài nơm nớp lo sợ. Nhà Mạc nhờ tiên sinh hiến kế rất nhiều, mới ổn định được tình thế lúc ấy.

Năm Diên Thành thứ 8 (1585) đời Mạc Mậu Hợp, tiên sinh lâm bệnh. Vua Mạc sai sứ đến thăm và hỏi kế quốc sự. Tiên sinh trả lời: Sau này nước nhà có bề gì thì đất Cao Bằng tuy nhỏ cũng thêm được vài đời (Tha nhật quốc sự hữu cố/Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế). Qủa nhiên, cách bảy năm sau, nhà Mạc mất, các chuà nhà Mạc như Càn Thống, Long Thái, Thuận Đức, Vĩnh Xương rút lên Cao Bằng cũng còn giữ được hơn 70 năm, nghĩa là sau ba, bốn đời mới hoàn toàn bị diệt. Xem đó thấy lời dự đoán của tiên sinh rất nghiệm.

Ngày 28 tháng 11 (âm lịch) năm ấy, tiên sinh tạ thế, hưởng thọ 95 tuổi, học trò tôn hiệu là Tuyết Giang Phu tử. Phần mộ ở trên một mô đất khá cao trong làng.


Năm Thuận Bình thứ tám (1556) vua Lê Trung Tông băng, không hoàng nam nối ngôi, đức Thế Tổ (Trịnh Kiểm) do dự không biết lập ai , hỏi trạng nguyên Phùng Khắc Khoan, cũng không quyết định nổi, mới sai ngầm đem lễ vật ra tận Hải Dương hỏi tiên sinh. Tiên sinh không trả lời, chỉ quay lại bảo các gia nhân rằng:
- Vụ này lúa không được mấy, chỉ tại thóc giống không tốt, vậy hãy đi tìm giống cũ mà gieo mạ. …

Nói xong, tiên sinh xe ra chùa, bảo các chú tiểu quét dọn và thắp nhang, ngoài ra không đã động gì đến chuyện khác, và đó là cái thâm ý tỏ ra cho biết “cứ việc thờ Phật thì sẽ có oản ăn”. Trạng Bùng thấy thế, hiểuý, xin từ giả. Qua lời kể lại, đức Thế Tổ hiểu ngay, nên đón vua Anh Tôn về lập, tình hình nội bộ mới trở lại bình thường.

Trong thời gian ấy, Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng là con trai thứ Chiêu Huân Tĩnh Vương (Nguyễn Kim) đương ở trong tình thế nguy ngập, sợ không thát khỏi tay Trịnh Kiểm, thân mẫu ông, người làng Phạm Xá, huyện Tứ Kỳ, với tiên sinh là chỗ đồng hương, nên trước cảnh ấy, sai người bí mật về làng nhờ tiên sinh chỉ giúp con trai bà một lối sống. Sứ giả đặt gói bạc nén trước mặt,rồi chắp tay lạy mãi.

Tiên sinh thấy sứ giả cố năn nỉ nhưng vẫn không đáp, rồi đứng phắt dậy, cầm gậy thủng thẳng bước ra sau vườn. Đến chỗ núi non bộ (giả sơn) do mười tảng đá xanh xếp thành một dãy quanh co, tiên sinh thấy trên núi có bầy kiến đang men đá leo lên, đứng ngắm một lúc, mỉm cười đọc:

Hoành Sơn nhất đái, khả dĩ dung thân

Sứ giả hiểu ý trở về thuật lại, Nguyễn Hoàng liền nghĩ ra kế, xin vào trấn thủ Quảng Nam, đến nay con cháu còn hùng cứ một phương.

Trong lúc ngày thường, có lần tiên sinh cùng người học trò là Bùi Thời Cử bói dịch trúng quẻ Càn, thế mà tiên sinh dự đoán “chỉ sau tám đời cuộc can qua nổi dậy”. Sau đúng như thế. Lời đoán của tiên sinh quả thật thần diệu vậy.

Riêng số học trò của tiên sinh thì đông không biết bao nhiêu mà kể. Những người có danh vọng lừng lẫy của bản triều (nhà Lê) như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyển Dữ và Trương Thời Cử đều là những người nhờ sự dạy dỗ của tiên sinh.

Nhắc đến Phùng Khắc Khoan khi còn theo học, bỗng một đêm tiên sinh đến thẳng nhà trọ, gõ cửa bảo: “Gà gáy rồi, sao chưa dậy nấu cơm, còn nằm ỳ ngủ vậy?”. Khắc Khoan hiểu ý, vội thu xếp hành lý, tìm đường vào Thanh Hóa, nhưng lại ẩn nơi nhà Nguyễn Dữ, người đã soạn bộ “Truyền kỳ mạn lục”. Bộ này được thành một tác phẩm “thiên cổ kỳ bút” là một phần lớn nhờ sự phủ chính rất nhiều của tiên sinh.

Xem đó thì thấy tiên sinh đối với bản triều (nhà Lê) cũng có góp phần đào tạo một số nhân tài vậy.

Tôi thấy tiên sinh là người lòng dạ khoáng đạt, tư chất cao siêu, sử dụng sự hồn nhiên, không chút cạnh góc, ai hỏi thì nói không thì thôi, đã nói câu gì là câu ấy không xê không dịch. Tiên sinh ở nơi thôn dã, vui với cúc tùng, hơn mười năm trời vẫn không quên nước.

Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế, không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều có chỗ ngụ ý răn đời. Thơ Quốc âm của tiên sinh có nhiều, trước đã soạn thành một tập gọi là Bạch Vân Quốc ngữ Thi tập, có cả ngàn bài nhưng nay chỉ còn độ hơn trăm. Thơ Hán tự cũng nhiều nhưng cũng thất lạc, tôi xem cũng đều thấy chứa những ý nghĩa thanh cao và siêu thoát. Thí dụ câu tiên sinh tự thuật chí hướng mình:

Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung tiên
(Cao khiết ai là thiên hạ sĩ
An nhàn ta chính địa trung tiên)

Nói về gia đình thì tiên sinh có ba vợ:

Bà vợ cả người họ Dương, hiệu Từ Ý, quê tỉnh Hải Dương, người cùng huyện, là con gái quan Hình Bộ Thị lang Dương Đức Nhan.
Bà thứ hai, người họ Nguyễn, hiệu Như Tĩnh

Bà thứ ba hiệu Vi Tĩnh, cùng người họ Nguyễn

Tiên sinh có tất cả mười hai người con, gồm bảy người trai, năm người gái. Con trưởng lấy hiệu Hàn Giang Cư sĩ, được tập ấm phong hàm Trung Trinh đại phu, sau làm quan đến chức Phó hiến. Con thứ hai là Túy An tiên sinh đượcphong hàm Triều Liệt đại phu, tước Quảng Nghĩa hầu. Con thứ ba hàm Hiễn Cung đại phu, tước Xuyên Nghĩa bá. Con thứ tư hiệu Thuần Phu, hàm Hoằng Nghị đại phu, tước Quảng Đô hầu. Con thư năm là Thuần Đức, tước Bá Thư hầu (không thấy ghi người con thứ bảy). Mấy người này đều có quân công cả.

Sau đó, Hàn Giang sinh ra Thiết Đức, Thiết Đức sinh Đạo Tiến, Đạo Tiến sinh Đạo Thông. Đạo Thông sinh Đăng Doanh. Đăng Doanh sinh Thời Đương. Thời Đương lúc này đã 65 tuổi, sinh được ba người con trai, đều là cháu tám đời của tiên sinh vậy.

Năm Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735 đời Lê Ý Tôn) người trong làng vì nhớ thịnh đức của tiên sinh nên đã dựng hai đền thờ này. Người hàng tổng cũng nhớ ơn đức, xuân thu hai kỳ đến tế lễ. Người trong họ của tiên sinh là Nguyễn Hữu Lý sợ sau này gia phả thất lạc có soạn lại một quyển và nhờ tôi viết cho bài tựa.

Tôi đây là người đất Hồng Châu, nghĩa là cùng quê với tiên sinh, nhưng nay đã cách 190 năm rồi, còn biết gì để viết.

Lúc thơ ấu , tôi cũng thường được nghe các bậc phụ huynh nói chuyện tiên sinh, nhưng cũng chỉ biết đại khái là cụ Trạng Trình thôi. Sau nhân những buổi bình luận về tiên hiền với các quan đại phu , tôi có thêm ít nhiều nên ước có dịp thuận tiện sẽ về tận quê quán của tiên sinh để tìm hiểu cho tường.

Ước mãi chưa được vì cứ luôn luôn bị việc quan bó buộc.

May thay! Năm Tân Dậu niên hiệu Cảnh Hưng (1741 đời Lê Hiển Tôn) tôi vâng mệnh đổi đi Hồng Châu, nhận thấy cùng với nơi nhà cũ tiên sinh chỉ trong gang tấc, tới lui dễ dàng, nhưng lại vì việc quân ngũ quá bề bộn nên mãi đến mùa xuân năm sau, tức năm Nhâm Tuất, trong khi vâng mệnh đi bối đắp đê sông Nhị Hà, mới thực hiện được ý định nói trên.

Đến quê hương của tiên sinh, tôi tìm đến nền quán Trung Tân, coi tấm bia cũ, nhưng nét chữ đã quá mờ, không sao đọc nổi. Tôi vào đền thờ bái yết, nhân tiện hỏi người cháu bảy đời là Nguyễn Thời Đương để xem hành trạng nhưng cũng không thâu thập được gì. Hỏi thăm các bô lão thì sau cơn binh lửa cũng chẳng còn ai biết; duy chỉ có viên hương ấp là Trần Bá Quang biết sơ qua về mấy việc cũ. Ông này ôn lại cho nghe bài phú quốc âm tức bài văn bia quán Trung Tân và đưa cho một bản lục ít bài thơ của tiên sinh. Nhân tiện tôi hỏi đến những di tích của cầu Trường Xuân, cầu Nghinh Phong rồi đi thăm nơi vườn cũ, tới nơi chỉ thấy ba gian nhà lá. Thời Đương và con cháu hơn mười người cũng ở căn nhà đó.

Tôi nhìn quang cảnh đã sinh lòng hoài cảm, lại trông bốn phía càng bồi hồi nữa. Này phía bên tả trước mặt là một cái đầm và bốn năm cái vũng, tất cả độ vài trăm mẫu, bề sâu chỉ độ hơn trượng, chỗ đứt chỗ nối, chỗ thắt chỗ phình, khi thì yên lặng, khi nắng vàng tỏa, phải chăng đây chính là chỗ kiểu đất Nghiễn trì thủy ảnh (mặt hồ nghiên, ánh nước long lanh) co khí thiêng chung đúc để sinh ra một đại nhân vậy?

Do đó tôi ngâm vịnh thẩn thơ, chẳng muốn dời chân. Ôi! Tôi muốn vì tiên sinh viết bài tựa quyển Gia phả, nhưng ngặt vì việc quân khẩn cấp, còn phải gác bút để đeo gươm, thành thử phải đợi ngày khác nữa.

(còn tiếp)

Gốc mai vàng trước ngõ

“Anh trồng gốc mai này cho em!” Anh cả của tôi trước khi mất đã trồng tặng cho tôi một gốc mai trước ngõ vào hôm sinh nhật Hoàng Long, con tôi, sinh đêm trước Noel, Hoàng Minh Hải, con trai anh, sinh ngày 26.12 tôi sinh ngày 27.12, còn anh thì mất đúng đêm trăng rằm tháng giêng. Anh trò chuyện với anh Cao Xuân Tài bạn tôi, trong khi tôi cùng vài anh em đào huyệt và xây kim tỉnh cho anh. Nhìn anh bình thản chơi với các cháu, tôi nao lòng rưng rưng.

Chưa bao giờ và chưa khi nào tôi thấm thía những bài thơ về hoa mai cuối mùa đông tàn bằng lúc đó. Anh đi rằm xuân 1994 do căn bệnh ung thư hiểm nghèo khi các con anh còn thơ dại.

Nhiều năm sau, các con và cháu anh đều đã trưởng thành, nay về quây quần ôn chuyện cũ. Gốc mai vàng trước ngõ trở thành chuyện nhiều năm còn kể, noi ước nguyện của người thân mong các em và con cháu gìn giữ nếp nhà "khiêm nhu cần kiệm" như cốt cách của hoa mai.

Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết

Bài kệ "Cáo tật thị chúng" (Cáo bệnh với đệ tử) của thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096) trong Thiền Uyển Tập Anh và lời bình của anh về nhân cách người hiền, cốt cách hoa mai đã đi thẳng vào lòng tôi:

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Khi Lâm Cúc và anh Đình Quang trao đổi về chủ đề hoa mai, mạch ngầm tâm thức trong tôi đã được khơi dậy như suối nguồn tuôn chảy.

Đêm qua sân trước một cành mai

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ, bền vững trãi nghìn năm. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh". Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á.



Mai vàng hoa xuân của Tết Việt

Mai vàng là đặc sản Việt Nam. Hoa mai, hoa đào, bánh chưng là hình ảnh Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Hoa mai là một trong bốn loài hoa kiểng quý nhất (mai, lan, cúc, trúc) của Việt Nam đặc trưng cho bốn mùa. Hoa mai gắn liền với văn hóa, đời sống, tâm linh, triết lý sống, nghệ thuật ứng xử, thơ văn, nhạc họa. Hiếm có loài hoa nào được quan tâm sâu sắc như vậy:

"Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh. Đường về vó ngựa dẫm mây xanh. Qua đèo chợt gặp mai đầu suối . Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành” (Hồ Chí Minh 1890-1969); “Đêm qua sân trước một nhành mai” (Mãn Giác 1052-1096) “Lâm râm mưa bụi gội cành mai” (Trần Quang Khải 1241-1294); Ngự sử mai hai hàng chầu chắp/ Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh” (Huyền Quang 1254-1334); Quét trúc bước qua lòng suối/ Thưởng mai về đạp bóng trăng” (Nguyễn Trãi 1380-1442); “Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục”( Nguyễn Trung Ngạn 1289-1370); “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Nguyễn Du 1765-1820) “Nhờ chúa xuân ưu ái/ Xếp đứng đầu trăm hoa/ Chỉ vì lòng khiêm tốn/ Nên hẵng nở tà tà” (Phan Bội Châu 1867-1940); “Mộng mai đình” (Trịnh Hoài Đức 1725-1825) ; “Non mai rồi gửi xương mai nhé/ Ước mộng hồn ta hóa đóa mai” (Đào Tấn 1845-1907); “Một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai” (Cao Bá Quát 1809-1855) “Hững hờ mai thoảng gió đưa hương” (Hàn Mặc Tử 1912-1940) “Tìm em tôi tìm/ Mình hạc xương mai”(Trịnh Công Sơn 1939-2001),…

Gốc mai vàng trước ngõ. Rằm xuân lại nhớ anh. Cành mai sương mai đọng. Xuân sang lộc biếc cành. ...

Hoàng Kim

10.2.08

Hoài niệm hoa mai

Nguyễn Lâm Cúc
Nguồn: MAIVIET (http://blog.360.yahoo.com/nguyenthithuy-harc)

Vào những ngày giữa tháng chạp, ba tôi bắc chiếc thang lên cành mai ẻo lả, cành mai oặt vẹo đi một tí, nhưng cái thang đã được tựa thật khéo léo vào một đám cành đan xen, đứng vững. Ba tôi trèo từng bước nhẹ nhàng như bước loài mèo. Nhẩn nha từng chút một, ba tôi hái lá mai một cách kiên trì như đang thưởng thức một thú chơi. Lùa tay vào cuống chiếc lá, tách khẽ ngay khớp, chiếc lá rời cành nhẹ nhàng, cách làm này tránh cho cành mai không bị trầy xước,nếu lỡ có một vết xước, ba tôi xuýt xoa y hệt như vừa làm chúng đau, khiến tôi đứng nhìn ông làm cũng phải phì cười. “Cây cỏ cũng có hồn, có tiếng nói đó con, chỉ là do ta không nghe được mà thôi”. Ba tôi nói vậy. Đám lá rời khỏi tay ông, bay lảo đảo trong gió, đáp nhẹ nhàng xuống mặt sân. Chiều tối, cây mai chỉ còn lại những chiếc cành nho nhỏ trơ trụi, chỉa lên nền trời đang sẫm tối.

Có lẽ khi ba tôi hái lá mai đã làm cho cây mai thức giấc, vì sau khi hái lá vài ba hôm, những nụ cái với lớp vỏ cứng ngủ im lìm trên cành suốt bao ngày tháng, bỗng một sớm tinh mơ cựa mình, đầu nụ, hé lộ một chút nõn xanh, rồi chúng ùa ra từng bầy, bám chi chít trên cành. Lúc này, cành mai đã đẹp lắm! Từng chụm nụ xanh ngọc bích hoàn mỹ nhón gót đứng cạnh nhau kiêu hãnh, điệu đàng. Rồi một hôm, khi trong nhà thoảng mùi hương trầm ngan ngát từ bát nhang cúng Tất niên, đầu cành mai tự bao giờ rung rung những cánh vàng, cái màu vàng mới tinh khôi, mới mướt mát làm sao. Thật khẽ, thật nhẹ, từ những bông hoa ấy, e ấp một làn hương. Đó, thông điệp của mùa xuân gửi cho gia đình tôi.

Ở Đức Linh, hầu như nhà nào cũng có một vài cây mai, có nhà có cả một vườn, còn những hàng mai cạnh bờ rào thì nhiều vô khối. Ngày xưa…Đức Linh còn có cả những rừng mai, những địa danh ngày nay còn được nhắc tới như Láng Mai, Thác Mai là những nơi cây mai từng mọc dày đặc, mùa xuân về hoa nở vàng rợp cả một miền. Ngày ấy, người Đức Linh mấy ai trồng mai, trên rừng nhiều như thế, muốn bao nhiêu chẳng được, cứ lên rừng mà chặt, việc gì mà phải trồng. Nhà tôi, năm nào cũng có một bình mai, cũng lấy từ rừng. Ba tôi nhờ người ta lấy cái vỏ đạn đại bác, làm thành một cái bình thật đẹp, có năm trong nhà tôi, tết duy nhất chỉ là cành mai vàng ấy mà thôi.

Vào khoảng 19, hay 20 tháng chạp, mọi người lên rừng chặt mai, hầu hết là đám thanh niên. Tuy nhiên, mai rừng không đẹp vì cành mảnh, nụ bé. Mai mọc rãi rác ở ven các dòng suối mới khỏe, nụ cái nhiều và to. Hai anh tôi đi mất một buổi, vác về từng ôm lớn rồi hì hục thui thui, đốt đốt. Năm ấy, sau khi bưng ngọn đèn dầu ra mồi nhóm đống lửa thui mai ở sau hè xong, anh tôi bảo thằng Út bưng cây đèn vô bếp cất. Út vì nóng lòng ra nhìn anh làm, vì anh mang mai về đồng nghĩa là tết đã đến. Lòng nó náo nức quá! Nó chạy, chân vấp vào ngạch cửa bếp, ngọn đèn dầu văng hắt vô mái tranh vách bếp. Ngọn lửa táp nhanh. Gió từ đâu kéo về thổi rần rật, trong nháy mắt ngọn lửa đã bốc cao với cột khói đen ngùn ngụt. Anh em tôi sửng sờ đến cứng cả người, há hốc miệng ra nhìn ngôi nhà thân yêu rụi tan trong đám lửa bốc cao mút qua khỏi cả ngọn cây vú sữa. Làng xóm chạy rần rần, tiếng la, tiếng kêu cứu vang dậy từ đầu thôn đến cuối xóm.

Năm ấy, căn nhà tranh mới do cả làng xúm lại giúp cất lên cho gia đình tôi cũng xong vào chiều 29 tết. Chúng tôi ăn tết trong mái tranh thơm phức mùi nắng, mùi cỏ với một bình hoa mai. Năm sau, hai anh tôi đứng nhìn thanh niên trong xóm đi chặt mai với ánh mắt thèm thuồng, ba tôi từ trong nhà bước ra, ấn vào tay hai anh cây rựa nhỏ rồi nói : “Đi sớm, có thời gian lựa cái cành đẹp đẹp con ạ” Anh tôi, lao chiếc xe đạp ra khỏi nhà như ngựa phi.

Tôi đã quá quen thuộc cái cảnh cả nhà tôi thức chờ nghe tiếng pháo giao thừa và ngắm những bông mai đầu tiên nở trong cái đêm trừ tịch. Nửa đêm, ba tôi bày một bàn hương đèn ra giữa sân, không gian thật tĩnh lặng. Ba tôi lầm bầm cầu khẩn cho chúng tôi được mạnh khỏe, ăn nên làm ra. Lúc này, trong nhà tôi đèn sáng choang, tôi đến bên cành mai nhìn trên đầu những chiếc nụ xanh nhô ra một đoạn màu vàng, sau đó một lúc, một cánh mai vàng dịu dàng hé mở bước ra khỏi chiếc vỏ lụa xanh, mang theo làn hương thoang thoảng.

Cho đến tận bây giờ, đêm giao thừa tôi vẫn còn thức nhìn mai nở, vẫn ngây ngất với niềm hạnh phúc được thấy sự kỳ diệu của một bông hoa trong giây phút trở mình bung cánh. Đã qua bao mùa hoa mai tàn nở rồi? Đã có quá nhiều đổi thay, những thay đổi ấy rõ ràng được là thêm ra về con số, về vật chất nhưng sao lòng cứ hao khuyết. Cứ mỗi khi nhìn bông mai vàng tươi tinh khôi trên cành, lòng tôi lại nao nao xao xuyến, cái gì như nhớ mong, như luyến tiếc lay động trong lòng. Và nhất là khi nhìn những cánh hoa bời bời chao rụng, vàng mỏng manh, cái vàng như được dát từ nắng mà thành, nằm lớp lớp trên mặt đất sao tiếc quá! Cái đẹp vẫn phải mất ư? Đó cũng là quy luật ư? Vẫn biết hoa tàn để nhú ra nụ quả, mà lòng buâng khuâng khôn nguôi ngậm ngùi…

Cây mai của nhà tôi được ba tôi trồng từ cái ngày gia đình tôi đến ở vùng đất này. Nó là cành mai đầu tiên chặt từ rừng về chơi tết. Qua tết, ba tôi đem cành dâm xuống một bên giếng rồi chăm tưới thế là nó sống luôn. Sau này, ba tôi bứng ra trồng ở cuối góc sân bên phải phía trước nhà. Trước khi ba tôi mất, cả gia đình tôi họp lại để nghe ba tôi phân chia tài sản cho các con. Tất cả chúng tôi không ai lấy gì. Nhà cửa, ruộng vườn đồng ý để cho cậu Út tất. “ Cái nhà muốn ở thì ở, muốn cho con cháu ở thì cho, không ở thì để làm nơi thờ tự. Tuyệt đối không được bán. Thửa đất cạnh nhà cho tùy ý, khi túng thiếu có thể bán đi mà xoay sở làm ăn. Nhưng riêng những cây mai, ba muốn cho Cúc. Cúc nó thích hoa mai, ba cho nó, để nó tự do muốn đến chặt cành mai về chơi lúc nào thì làm khi ấy, không phải xin ai nữa. Tính khí của nó tao biết, chúng mày- Ba tôi chỉ vào vợ chồng Út- nói năng bổ bã như thế nó tự ái, nó lại không đếm xỉa đâu.” Vài năm sau thì ba tôi mất. Tuy nhiên, từ khi ba tôi cho những cây mai, còn viết giấy cẩn thận bảo các anh và vợ chồng cậu Út cùng ký vào rồi giao cho tôi giữ. Tôi vẫn chưa một lần nào về chặt cành mai, tôi không nỡ. Có năm, tôi bấm bụng đi mua cành mai giá cắt cổ về chơi mấy ngày tết nhưng kiên quyết giữ những cây mai của ba vẹn toàn.

Mai già, mai lão bỗng có giá. Người thành phố về lùng sục khắp nơi, đào đào, bới bới, chuyên chuyên, chở chở. Làng quê mất dần những cây mai đẹp dáng, đẹp hoa, mất cả những kỷ niệm khi giá những gốc mai trở thành một gia tài, nhất là những cây mai từ bốn chục, năm chục năm tuổi. Những cây mai của tôi nằm trong số ấy. Một ngày kia, tôi về thăm ngôi nhà cũ, thăm những cây mai đã gắn với tôi tình thâm và quá nhiều kỷ niệm… Hỡi ôi hàng mai đã biến mất! Chỗ ấy chỉ còn là một khoảng trống với những bụi cỏ dại. Nghe đâu, cậu Út bán vài triệu từ lâu rồi.

Cho đến bây giờ, khi ngồi viết những dòng này tôi vẫn chưa hề hỏi cậu Út vì sao bán hàng cây mai. Tôi sợ lời phân bua và cái kết quả mà tôi được nghe. Thôi, cứ để hàng cây sống trong hoài niệm của tôi với những Láng Mai, Thác Mai vì sau này, rừng mỗi ngày một lùi xa. Láng Mai quê tôi biến mất, Thác Mai chỉ còn trơ thác, và ngay cả việc vì sao người ta lại gọi thác ấy là Thác Mai số người biết cũng ít dần đi thì cây mai mới thật sự về ở trong vườn của mỗi nhà. Dù vậy, hoa mai cũng là một nét đẹp riêng của người dân Đức Linh.

Nhà thơ, nhạc sĩ Đào Hữu Thức đến Đức Linh thăm chơi vào một mùa xuân ngạc nhiên thốt lên: “Trời ơi, cái quán nhậu thịt chó tuềnh toàng mà cũng chơi vườn mai hoành tráng luôn! Đi đến đâu, bất cứ nhà hay ngõ đều gặp hoa mai. Sướng thật.” Bài thơ Mai Đức Linh cũng được ông viết trong thời gian ấy với những câu:

“…Lạ thật, một cành cây già cỗi
Tưởng như đã héo, đã khô giòn
Bỗng nức ra được chồi xanh biếc
Và nở lung linh sắc hoa vàng…”

Nguyễn Lâm Cúc đăng lần đầu ngày 6/1/2007



Tags: maiviethoainiemhoamai

Đêm qua sân trước một nhành mai




Hoàng Kim

Thiền sư Mãn Giác viết bài kệ “Cáo tật thị chúng” khi Người 45 tuổi, sau đó Người đã an nhiên kiết già thị tịch. Bài thơ kiệt tác vỏn vẹn chỉ có sáu câu, ba mươi tư chữ. Đối diện với cái chết, thiền sư ung dung, tự tại, thấu suốt lẽ sinh tử: Đừng bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một nhành mai.

Lời thơ thanh thoát, giản dị một cách lạ lùng! Thực tế cuộc sống đã được hiểu đầy đủ và rõ ràng. Bản tính cuộc sống là hạnh phúc và đau khổ, vui vẻ và phiền muộn, sự thiếu hoàn thiện và luôn vô thường. Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười/ trước mặt việc đi mãi/ trên đầu già đến rồi. Đó là qui luật muôn đời, hoa có tàn có nở, người có diệt có sinh. Hạnh phúc cuộc sống là phong thái luôn vui vẻ và sung sướng, thanh thản và thung dung, không lo âu, không phiền muộn. Sống với một tinh thần dịu hiền và một trái tim nhẹ nhõm.

Tình yêu cuộc sống thể hiện trong ý xuân và trật tự các câu thơ.“Xuân đi trăm hoa rụng/ xuân đến trăm hoa cười” ẩn chứa triết lý sâu sắc hơn là “Xuân đến trăm hoa cười, xuân đi trăm hoa rụng/”. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) trong bài thơ nôm “Chín mươi” có câu: “Chín mươi thì kể xuân đà muộn/ Xuân ấy qua thì xuân khác còn”. Tăng Quốc Phiên chống quân Thái Bình Thiên Quốc “càng đánh càng thua” nhưng trong bản tấu chương gửi vua thì ông đã quyết ý đổi lại là “càng thua càng đánh". Việc “đánh thua” thì vẫn vậy nhưng ý tứ của câu sau mạnh hơn hẵn câu trước.

Hoa mai là biểu tượng của mùa xuân, của sự may mắn, vui tươi và trường thọ. Cành mai ẩn tàng thông điệp của mùa xuân. Hoa mai vừa có cốt cách, vừa đẹp thanh nhã, vừa có hương thơm và nở sớm nhất trong các loại hoa xuân. Vì vậy, hoa mai đã được chọn để biểu hiện cho cốt cách thanh cao của người hiền. Hoa mai, hoa đào, hoa lê, hoa mận có nhiều loài với vùng phân bố rộng lớn ở nhiều nước châu Á nhưng chỉ riêng mai vàng là đặc sản của Việt Nam, trong khi mai trắng và hoa đào là phổ biến tại Trung Quốc, Nhật bản, Bắc Triều tiên, Hàn Quốc và các nước Trung Á. Một cành mai không chỉ là một cành mai mà là một cành xuân. Hoa mai và mùa xuân. Cành mai ẩn tàng sự trường cửu của tình yêu cuộc sống.


Bài đã đăng lần đầu tại http://dayvahoc.blogtiengviet.net/, bài đã được chỉnh sửa và đăng lần hai tại http://blog.360.yahoo.com/nguyenthithuy_harc/(ảnh hoa mai nhiều cánh, vườn nhà HK).

Hoa mai trong thơ Việt Nam cổ điển

Trần Ngọc Tính
(Báo Giác Ngộ)

Hoa mai trong thơ cổ nước ta và nhiều quốc gia khác ở Á Đông, chính là hoa mai màu trắng. Như giống mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpus siamensis thuộc họ Guttiferae (họ măng cụt), hiện còn một cây trong chùa Gò ở Phú Lâm (Sài Gòn). Cây mai này đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà thơ Minh Hương Trịnh Hoài Đức (1725-1825) và các cây bút cùng thời viết nên tập "Mộng mai đình". Cây mai này cũng là biểu tượng của Thi xã Bạch Mai quy tụ nhiều tên tuổi "vang bóng một thời" ở Nam Bộ vào thế kỷ trước : Phan Văn Trị, Tôn Thọ Tường, Trần Thiện Chánh, Hồ Huấn Nghiệp, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thông,...

Có lẽ, nụ mai nở sớm nhất trong thơ ca Việt Nam lại là đóa hoa nở... muộn. Ấy là cành mai cuối mùa của một đại sư thuộc phái Vô Ngôn Thông: đại sư Mãn Giác (1052-1096). Nguyên văn được chép trong "Thiền Uyển Tập Anh" như sau :

Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Tạm dịch:
Xuân đi, trăm hoa rụng
Xuân về, trăm hoa tươi
Trước mắt, việc đời ruổi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng cả
Đêm qua sân trước nở nhành mai.

Một thiền sư khác sống sau đó hơn hai thế kỷ có pháp hiệu Huyền Quang (1254-1334), là vị tổ thứ 3 của phái Trúc Lâm Yên Tử, từng tôn mai lên ngôi vị "ngự sử đài" - chức quan giữ trọng trách giám sát và can gián vua chúa:

Ngự sử mai hai hàng chầu chắp
Trượng phu tùng mấy rặng phò quanh

Ngự sử mai, trượng phu tùng và quân tử trúc hợp thành "tam ích hữu" (3 người bạn có ích). Khái niệm này xuất phát từ thiền "Quý thị" trong sách "Luận ngữ". Ích giả tam hữu: hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn (Bạn có ích gồm 3 hạng : ngay thẳng, rộng lượng và hiểu biết nhiều). Sách "Nguyệt lệnh quảng nghĩa" gọi hình tượng ước lệ bộ ba tùng - trúc - mai là Đông thiên tam hữu, Tuế hàn tam hữu hoặc Đông xuân tam hữu. Đây là đề tài có vị trí đặc biệt trong thơ ca cổ điền của Á Đông nói chung, của nước ta nói riêng.

Thi hào Nguyễn Trãi (ngôi sao sáng chiếu rọi từ bầu trời văn học thế kỷ XV) thường xuyên khai thác đề tài Đông thiên tam hữu. Riêng mai chiếm tần số xuất hiện khá cao trong các sáng tác của Ức Trai. Đọc 21 bài "Ngôn chí", đã thấy 8 bài đề cập đến mai với những câu "tuyện diệu" như :

Trà mai đêm nguyệt dậy xem bóng
Phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu
(Ngôn chí 2)

Quét trúc, bước qua lòng suối
Thưởng mai, về đạp bóng trăng
(Ngôn chí 15)

Đối với mai, Nguyễn Trãi hết sức ưu ái. Tại sao? Qua bài thơ chữ hán "Đề Hoàng ngự sử mai tuyết hiên", nhà thơ đã giải thích : Ái mai, ái tuyết, ái duyên hà? Ái duyên tuyết bạch, mai phương khiết (Yêu mai, yêu tuyết vì đâu? Vì tuyết trắng, mai thơm và trong sạch). Trong phần thơ "Hoa mộc môn", ngoài các bài "Mai" và "Lão mai", bài thất ngôn pha lục ngôn viết về mai làm theo thể ô thước kiều phối hợp liên hoàn của Nguyễn Trãi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ quốc âm thời ấy:

Xuân đến hoa nào chẳng tốt tươi
Ưa mi vì tiết sạch hơn người
Gác đông ắt đã từng làm khách
Há những Bô tiên kết bạn chơi?

Tiên Bô kết đã bấy thu chầy
Ngâm ngợi nhường bằng mếch trọng thay
Lại có một cành ngoài ấy lẻ
Bóng thưa ánh nước động người vay!

Bóng thưa ánh nước động người vay
Lịm đưa hương, một nguyệt hay
Huống lại bảng xuân sơ chiếm được
So tam hữu chẳng bằng mày!

So với tùng và trúc, mai giống ở khí tiết. Nhưng mai còn có ưu điểm mà hai bạn không sao có được: sắc hương.

Sắc, ai ai cũng dễ dàng nhìn thấy, dù ngồi gần hay đứng xa, kể cả qua "bóng thưa ánh nước" chập chờn : Mai hoa như tuyết chiếu tình xuyên (Hoa mai như tuyết chiếu xuống lòng sông buổi trời nắng - thơ Trần Quang Khải). Song, hương thì "khách tục" làm sao nhận ra. Chỉ tri âm, tri kỷ mới đủ khả năng tương thức. Đó là vầng trăng. Lịm đưa hương, một nguyệt hay: câu thơ lục ngôn thầm kín đáo quá, kín đáo như hương mai vậy.

So với nhiều hoa khác, mai lại là loài "anh hoa phát tiết" sớm nhất, ngay từ tiết lập xuân còn nhiều giá lạnh. Do đó cổ nhân đã phong tặng mai danh hiệu Bách hoa khôi - ví như người đỗ đầu khoa thi, người con trai ưu tú nhất hoặc con gái xinh đẹp nhất.

Nhắc đến Bách hoa khôi, tôi chợt nhớ giai thoại liên quan đến một bài tuyệt bút về mai gắn liền với tên tuổi của nhà ái quốc lừng danh : Phan Bội Châu. Năm đó (1883), Phan mới 16 tuổi. Sau khi thi hương, bài được chấm ưu hạng, chàng trai quên Nam Đàn ấy phải dự kỳ sát hạch cùng 6 sĩ tử khác để xếp vị thứ cao thấp tại phủ Anh Sơn. Đích thân quan phủ là Hoàng Giáp Phạm Như Xương trực tiếp ngồi ghế chánh chủ khảo. Các thí sinh nhận đề và cắm cúi làm bài hồi lâu thì Phan mới đến. Quan phủ hơi bực mình nhưng vẫn cho Phan vào và buộc chàng làm bài với một đề thi riêng. Đang tiết cuối xuân, trông thấy cây mai bên hiên chỉ còn lưa thưa dăm đóa, quan Hoàng Giáp bèn ra đề : "Hoa khai bất cập xuân" (Hoa nở không kịp mùa xuân). Đề thi ngụ ý phê bình cái tội trễ tràng của chàng trai nổi tiếng thông minh. Phan Bội Châu phóng bút ngay :

Đông hoàn tằng bước nhãn
Dĩ hứa bách hoa khôi
Chỉ vị khiêm khiêm ý
Phiên giao tiệm tiệm khai...

Tạm dịch :
Nhờ chúa Xuân ưu ái
Xếp đứng đầu trăm hoa
Chỉ vì lòng khiêm tốn
Nên hẵng nở tà tà...

Liếc mắt qua, Hoàng Giáp Phạm Như Xương sững sờ, không cho Phan Bội Châu làm bài nữa. Ông bảo: "Chỉ cần 4 câu mở đầu thế này là dư sức đỗ đầu xứ rồi".

Nói đến mai, Nguyễn Trãi và các nhà thơ khác thuở trước thường nhắc đến "tiên Bô", "lão Bô". Nhân vật này là ai ? Ấy là Lâm Bô, tức Lâm Hòa Tĩnh (967-1028), một hiền sĩ ở Cô Sơn (Hàng Châu, Trung Quốc) vào đời Tống. Họ Lâm không vợ con, chỉ thích trồng hoa mai và nuôi chim hạc, nên người đời nói về ông : "Cưới mai làm vợ, nuôi hạc làm con". Lâm Bô có để lại bài thơ "Mai hoa" được nhiều thế hệ truyền tụng. Đây là 4 câu đầu :

Chúng phương hoa lạc động huyên nghiêm
Chiếm tận phong tình hướng tiểu viên
Sơ ảnh hoành tà thủy thanh thiên
Ám hương phù đông nguyệt hoàng hôn...

Nghĩa : Các hoa rụng hết, chỉ còn hoa mai tươi đẹp dưới bóng nắng ; chiếm cả vẻ đẹp của mảnh vườn con ; bóng cành thưa nằm ngang giữa làn nước trong nơi cạn ; hương thoảng đưa nhè nhẹ dưới ánh trăng buổi hoàng hôn...

Cặp thực của bài thơ trên lại được cô đúc thành một câu : Ánh hương phù động, ảnh hoành tà. Giản Chi dịch : Chập chờn hương thoảng, bóng cành xiên ngang.

Nhiều thi nhân khen rằng chỉ 7 chữ mà lột tả đầy đủ vẻ đẹp của hoa mai, không thể thêm bớt được một chữ nào. Kiệm lời, chắt ý đến thế thì vượt qua cả thơ tứ tuyệt Trung Hoa lẫn thơ Haiku Nhật Bản. Gọi đây là thể gì nhỉ, "nhất tuyệt" ư ?

Mai thường sánh vai với trăng :

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
(Chinh phụ ngâm khúc)

Mai cũng kề bóng chim (mai điểu), chủ yếu là chim én hoặc chim hạc. Ví dụ đôi câu "thần bút" của nhà thơ đa tài Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370), đến nay vẫn khiến chúng ta giật mình kinh ngạc :

Dã mai cốt cách nguyên phi tục
Hải hạc phong tư tự bất quần

Tạm dịch :
Cốt cách mai rừng nguyên chẳng tục
Phong tư hạc biển vốn không bầy

Ngoài bộ "tam hữu" như đã nói, mai còn được kết hợp với lan, cúc, trúc tạo nên bộ "tứ quý" tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và không chỉ với thực vật, động vật, mai lại được các thi nhân cho "se duyên" với ngọc, với tuyết để ví von tài tử giai nhân. Như bài "Lão mai" trong "Hồng Đức quốc âm thi tập" có câu :

Xuân thêm cốt cách, hương càng bội
Tuyết giúp tinh thần, ngọc hãy còn.

Hoặc như trong "Hương miệt hành", truyện thơ được sáng tác từ đầu Lê (có sách cho là đời Trần), có câu : Tuyết mai cốt cách, ngọc tinh thần Câu thơ ấy buộc nhiều người liên tưởng ngay đến câu Kiều quen thuộc : Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Cũng cần nói thêm, trong pho Truyện Kiều của Nguyễn Du, tác phẩm được xem là "tập đại thành" của nền văn chương cổ điển Việt Nam, mai đã xuất hiện cả thảy 15 lần, mà quá nửa là đóng vai trò mỹ từ: sân mai, song mai, trướng mai, tiên mai, giấc mai, hồn mai...

Một mùa xuân lại đến. Mai vàng lại rực rỡ mãn khai. Đón tết bên cành "bách hoa khôi" cốt cách, thong thả thưởng thức những áng thơ của người xưa, âu là một thú đầy tao nhã. Tùy cơ duyên, mỗi người có thể chọn vài ba bài hay dăm bảy dòng tâm đắc cho bản thân mình.

Riêng tôi, đã nhiều đêm trừ tịch lặng ngắm mai vàng, lòng cứ hiển hiện đôi câu Cao Bá Quát:

Thập tải luân giao cầu cô kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

Ôi Chu Thần: Mười năm xuôi ngược giao du quyết tìm thanh kiếm cổ, suốt một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai.

Bây giờ giữa Sai Gòn, bên nhành mai hương quý báu phảng phất thơm, nhành mai mà một bạn ở Huế vừa gửi vào làm quà Tết, tôi đang hồi hộp ngóng đợi phút giao thừa. Đúng phút linh diệu ấy, tôi sẽ xông một lò trầm nhỏ, rồi lặng lẽ cúi đầu vái hai vái.

Một vái tạ hoa mai, dĩ nhiên.

Một vái xin dành cho những câu thơ tuyệt bút mà cha ông ta từng lao tâm khổ tứ ngợi ca loài hoa cao khiết.
_________

(Trích Báo Giác Ngộ)

QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI



Hoàng Kim


Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.