30.3.08

Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH



Thư ngõ gửi anh Phan Chí Thắng

Hoàng Kim

Anh Phan Chí Thắng có gửi cho tôi một bức thư có nội dung như sau (đăng tại (http://pcthang.vnweblogs.com):

Phan Chí Thắng: Gửi Hoàng Kim

Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H. - cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo.

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Có vài điểm thắc mắc:

1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ?
2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong "Hồ Chí Minh". Còn chữ "Thơm" có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết?

Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

Tôi đã trả lời:
1. Cám ơn bức thư của Anh. Em trao đổi sớm vì biết rằng đây là một vấn đề không dễ "giải mã" trong ít ngày nên cần chép ngay để lưu lại một điểm nhấn nghiên cứu. Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin. Cần đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm. Với ước mong đi sâu tìm hiểu về một số nhân vật và địa danh lịch sử của dãi đất miền Trung, em đã tập hợp tư liệu tại trang my blogroll "Qua đèo chợt gặp mai đầu suối" (http://thovanhoangkim.blogspot.com).

2. Chữ "Thơm" và chữ "Hồ" trong câu thơ trên hình như có quan hệ đến Nguyễn Huệ (Hồ Thơm) và Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh). Cụ Hồ Sĩ Tạo (như là ông nội ruột của Hồ Chí Minh) với cụ Hồ Phi Phúc (cha của Nguyễn Huệ ) hình như có quan hệ thân tộc. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ sinh năm 1753 còn có tên là Hồ Thơm hay Quang Bình, Văn Huệ. Cụ Hồ rất trọng lịch sử nên giả thuyết cho rằng chữ "Thơm" có thể cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết đều là có thể.

3. Câu thơ "Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH" em nhớ đến Bác và nhớ đến một người Thầy khác, đó là Norman Borlaug. Cuộc đời Thầy cũng trong như ánh sáng. Thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được dấu án nổi bật của Người. Ngày 25 tháng 3 năm 1914 này là ngày sinh nhật của giáo sư Norman Borlaug. Em xin chép tặng anh bài viết này của em đăng trên Wikipedia Tiếng Việt: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norman_Borlaug (mời đọc trên bản chính có link liên kết)

Norman Borlaug



Tóm tắt Tiểu sừ
Norman Ernest Borlaug (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1914) là nhà nông học Mỹ , nhà nhân đạo, người đoạt giải Nobel Nobel laureate và ông được gọi là cha đẻ của Cuộc cách mạng Xanh Green Revolution.[1]. Ông là một của năm người trong lịch sử đã nhận được đồng thời ba giải thưởng lớn (Nobel Peace Prize, Presidential Medal of Freedom và Congressional Gold Medal) vì những cống hiến đặc biệt cao quý cho nhân loại.

Norman Borlaug là tiến sĩ di truyền và bệnh cây của Trường Đại học Minnesota (University of Minnesota) năm 1942. Ông chuyên nghiên cứu chọn giống lúa mì tại Mexico và đã giới thiệu phát triển những giống lúa mì thấp cây, năng suất cao, kháng sâu bệnh nổi tiếng khắp thế giới.

Ông đã cống hiến suốt đời để cải thiện đời sống và thu nhập cho hàng trăm triệu nông dân nghèo trên toàn cầu. Ông dành nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu, làm việc tại CIMMYT, CIANO ở Mexico, Trường đại học Texas A&M University và Trung tâm chọn tạo giống cây trồng Center for Southern Crop Improvement ở Mỹ. Ông đã thực hiện nhiều dự án giúp đẩy mạnh sản xuất lương thực của nhiều nước ở châu Phi tại Benin, Burkina Faso, Ethiopia, Ghana, Guinea, Mali, Malawi, Mozambique, Nigeria, Tanzania và Uganda, ở châu Á tại Ấn Độ, Pakistan...; Ông là một trong những gười sáng lập Giải thưởng Lương thực Thế giới (World Food Prize)và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực khác. Đây là Cuộc cách mạng thứ hai của ông thắp sáng niềm tin yêu cuộc sống

Sách và bài giảng
Dr. Borlaug with USDA Agriculture Secretary Ann M. Veneman near the birthday cake prepared for his 90th birthday
Wheat in the Third World. 1982. Authors: Haldore Hanson, Norman E. Borlaug, and R. Glenn Anderson. Boulder, Colorado: Westview Press. ISBN 0-86531-357-1
Land use, food, energy and recreation. 1983. Aspen Institute for Humanistic Studies. ISBN 0-940222-07-8
Feeding a human population that increasingly crowds a fragile planet. 1994. Mexico City. ISBN 968-6201-34-3
Norman Borlaug on World Hunger. 1997. Edited by Anwar Dil. San Diego/Islamabad/Lahore: Bookservice International. 499 pages. ISBN 0-9640492-3-6
The Green Revolution Revisited and the Road Ahead. 2000. Anniversary Nobel Lecture, Norwegian Nobel Institute in Oslo, Norway. 8 September 2000.
"Ending World Hunger. The Promise of Biotechnology and the Threat of Antiscience Zealotry". 2000. Plant Physiology, October 2000, Vol. 124, pp. 487–490. (duplicate)
Feeding a World of 10 Billion People: The Tva/Ifdc Legacy. 2003. ISBN 0-88090-144-6
Prospects for world agriculture in the twenty-first century. 2004. Norman E. Borlaug, Christopher R. Dowswell. Published in: Sustainable agriculture and the international rice-wheat system. ISBN 0-8247-5491-3
Foreword to The Frankenfood Myth: How Protest and Politics Threaten the Biotech Revolution. 2004. Henry I. Miller, Gregory Conko. ISBN 0-275-97879-6
Norman E. Borlaug (2007) Sixty-two years of fighting hunger: personal recollections. Euphytica 157:287–297 ([1])

Tài liệu tham khảo chính
[http://en.wikipedia.org/wiki/Norman_Borlaug/ Norman_Borlaug
Bickel, Lennard (1974). Facing starvation; Norman Borlaug and the fight against hunger, Pleasantville, N.Y.: Reader's Digest Press; distributed by Dutton, New York. ISBN 0-88349-015-3.
Hesser, Leon (2006). The Man Who Fed the World: Nobel Peace Prize Laureate Norman Borlaug and His Battle to End World Hunger, Durban House. ISBN 1-930754-90-6.
^ "The father of the 'Green Revolution'"

Liên kết ngoài
Cây lương thực.
Lời Thầy dặn trên TINKHOAHOC.
Norman_Borlaug trên CASSAVAVIET.
Wikiquote sưu tập danh ngôn về:
Norman Borlaug

Videos, truyền hình, phát thanh
Borlaug's York Lecture at American Society of Agronomy Annual Meetings. Challenges for the Crop Scientist in the 21st Century. 2007. Windows Media and Quicktime.
30th Anniversary Nobel Lecture. The Green Revolution Revisited and the Road Ahead. 2000. Transcript. Adobe Acrobat PDF.
Legacy interviews. Dr. Borlaug, Advisory Board member of Legacy, five hours of audio-visual interviews featuring his life story.
Borlaug on Need for Increasing Food Supply. 2000. Transcript.
Dedication lecture, Delaware Biotechnology Institute. Feeding the World in the 21st century—The Role of New Science and Technology. 2001 April 26. RealMedia. 00:47:42.
Lecture, Nobel Centennial Symposia. 2001 December 6. RealMedia. 00:11:34.
Lecture, The Famous Purdue Ag Fish Fry. 2003 February 8. MS Media. 02:21:02.
The Story of Norman Borlaug: 60 Years Fighting Hunger. 2003 July 10. RealMedia. 01:29:02.
Discussion, Beahrs Environmental Leadership Program. 2004 January 5–9. University of California, Berkeley. Text.
ECON100A Lecture, University of California, Berkeley. 2004 Spring. RealMedia. 01:29:02.
Commencement address, University of Minnesota. 2004 May. CD track.
CEI Prometheus award acceptance speech. 2004 May 19. MS Media. 00:10:57.
Inaugural address, 1st World Congress of Agroforestry. 2004 June 27. Orlando, Florida, USA. RealMedia. 01:06:34.
Keynote speech, USDA Agricultural Outlook Forum. 2005 February 24. Arlington, Virginia, USA. MS Media. 35 minutes.
Radio interview by Penn Jillette. 2006 August 9. MP3 format. 00:43:27.

Những tổ chức và chương trình
Norman Borlaug Institute for International Agriculture - Texas A&M University System
The Borlaug Center for Southern Crop Improvement - Texas A&M University System
CIMMYT - International Maize and Wheat Improvement Center
Sasakawa-Global 2000
The World Food Prize
Legacy
Norman E. Borlaug International Agricultural Science and Technology Fellows Program
National Wrestling Hall of Fame's Hall of Outstanding Americans
"The Green Revolution in the Punjab", by Vandana Shiva
The Life and Work of Norman Borlaug, Nobel Laureate
"Biotechnology and the Green Revolution", interview from November 2002
Norman Borlaug: The Legend (agbioworld.com)
Journal articles by Borlaug on PubMed
List of Norman Borlaug articles and interviews
Ears of plenty: The story of wheat, The Economist, December 20th, 2005
"Billions Served", an interview in Reason by Ronald Bailey.vi:Norman Borlaug

24 nhận xét:

Hoahuyen nói...

Anh Hoang Kim, Toi Hoahuyen (HOA) day, vay la toi lai duoc gap anh tren trang blog nay, chuc anh nhieu suc khoe, hen ngay gap mat anh

foodcrops nói...

Anh Hoa Huyền mến! Cám ơn anh đãghé thăm. Loạt bài vềBạc Liêu của anh là rất ấn tượng. Hẹn dịp gap nhau nhé.

foodcrops nói...

Hồ Chí Minh - Nhìn nhận và đánh giá một cách công bằng và khách quan

Bạch Blog
Đây là bài của anh Bạch (http://blog.360.yahoo.com/blog-ZjpQp288erSEfj6Og6tWoPRYTg--?cq=1&l=176&u=180&mx=184&lmt=5. Tôi lưu lại vào trang này vì có một sự đối thoại và trao đổi dài về chủ tịch Hồ Chí Minh)

Tôi (Bạch) xin trình bày lại quan điểm của tôi khi đánh giá về Hồ Chí Minh, một nhân vật trong lịch sử VN.

1. Hồ Chí Minh là một anh hùng dân tộc, người có công lao kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc (thời đại), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc.

Ở Việt Nam, trong lịch sử bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam đã xuất hiện nhiều anh hùng dân tộc tiêu biểu: Trưng Trắc, Trưng Nhị, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh...

Quan điểm trên được nhìn nhận một cách khách quan khi đánh giá về một nhân vật trong lịch sử Việt Nam. Hồ Chí Minh chính là người đã lãnh đạo miền Bắc Việt Nam trong việc dành lại độc lập cho dân tộc, ông cũng chính là người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ông cũng chính là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này có một vai trò quan trọng về mặt tinh thần trong cuộc nội chiến 1975, nhằm mục đích thống nhất hai miền Nam - Bắc.

2. Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam. Với những trước tác của ông để lại cho hậu thế, với những áng văn thơ mà ông đã làm, với những bài chính luận mà ông đã viết thì ông xứng đáng là một trong những danh nhân văn hóa của Việt Nam.

3. Hồ Chí Minh là một con người nên không thể tránh khỏi sự chi phối khách quan của thời đại mà ông sống và vì thế ông đã sai lầm khi chọn lựa một ý thức hệ cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan và công bằng thì việc chọn lựa ý thức hệ cộng sản không phải là sự chọn lựa chủ quan của ông mà là sự chọn lựa khách quan do hoàn cảnh lịch sử chi phối.

Các bác hãy nhớ lại thời điểm năm 1945, khi mà cuộc Cách Mạng Tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Rõ ràng trong bản tuyên ngôn ấy, ông muốn hướng Việt Nam tới một nền Dân chủ Cộng hòa, và ông đã bắt tay vào việc xây dựng mô hình chính thể theo đúng tinh thần đó.

Thế nhưng hoàn cảnh lịch sử không cho phép ông và dân tộc Việt Nam đi theo con đường đó. Thực dân Pháp nhảy vào xâm chiếm nước Việt Nam một lần nữa. Lúc này Hồ Chí Minh cùng chính quyền mới thành lập có hai sự lựa chọn:

1. Chấp nhận để dân tộc Việt Nam dưới sự đô hộ của thực dân Pháp một lần nữa.

2. Kêu gọi toàn dân chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp.

Hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ buộc ông và chính phủ của mình phải chọn lựa con đường thứ hai. Và để giành được thắng lợi bằng con đường đấu tranh đó ông đã buộc phải liên kết với Liên Xô và Trung Quốc và đưa cả miền Bắc vào việc xây dựng một thể chế xã hội chủ nghĩa.

Nhìn nhận một cách công bằng và khách quan, tại thời điểm lúc bấy giờ không một người nào có thể nhận thức được rằng sự lựa chọn đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là một sai lầm của lịch sử.

Chúng ta từ hiện tại nhìn lại quá khứ thì sẽ nhìn thấy rất rõ ai đúng ai sai. Nhưng nếu có mặt trong quá khứ thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ không thể nào biết được sự lựa chọn của mình trong tương lai là đúng hay sai. Ngay cả các trí thức trên thế giới cũng đã từng một thời đặt niềm tin vào hệ thống xã hội chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh cùng với những cộng sự của ông cũng chỉ là những con người và nhận thức cũng chỉ có một giới hạn nhất định.

Họ bị bắt buộc chọn một con đường để đi và họ đã quyết tâm đi con đường đó cho đến cùng. Vận mệnh đau buồn của dân tộc VN khi trở thành một bãi chiến trường để hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đấu tranh với nhau bằng súng đạn. Đó là điều không thể tránh khỏi và chúng ta bắt buộc phải chấp nhận một quá khứ đau buồn đó để hướng tới tương lai tươi sáng hơn.

Tóm lại, Hồ Chí Minh vẫn chỉ là một con người bị bánh xe lịch sử chi phối. Việc thần thánh hóa ông là điều không nên làm bởi vì nó làm giảm giá trị của ông. Ngược lại việc bôi nhọ, phỉ báng ông một cách vô căn cứ cũng là điều không nên bởi vì nó làm giảm giá trị của chính những người đưa ra nhận định đó.

Của Xê-da hãy trả về cho Xê-da. Hãy trả lại cho Hồ Chí Minh những điều thật sự ông có. Hãy đánh giá sai lầm của ông dưới một con mắt khách quan và công bằng.

(Phải công nhận hồi đó mình viết hay ra phết).
Tags: lịch sử
Friday July 27, 2007 - 04:21pm (ICT) Permanent Link | 25 Comments

foodcrops nói...

Nam Hy Hoàng Phong Blog:
(http://de.360.yahoo.com/profile-xHE8ZkQ0f7OKkFZ5ICRUv0vi)

Hãy trả lại đánh giá khách quan về những nhà trí thức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 như Trương Vĩnh Ký, niềm đau về một dân tộc lạc hậu về tri thức, trí tuệ, kinh tế,...lớn hơn niềm đau của một dân tộc mất độc lập, đã thôi thúc ông theo con đường chấn hưng đất nước ngay trong lòng chế độ thực dân, vậy mà ông được gọi là "thằng phản động", khiếp, sao mà 1 trong 18 nhà bác học đương thời [do Pháp bình chọn] của toàn thế giới khi đó lại là tên phản động được nhỉ?

Tuesday July 31, 2007 - 03:19pm (GMT+12)

foodcrops nói...

Nam Hy Hoàng Phong Blog:
(http://de.360.yahoo.com/profile-xHE8ZkQ0f7OKkFZ5ICRUv0vi)

Ấy chết, em đùa chút mà, chứ em đọc bài này kỹ rồi, em tán đồng với góc nhìn của bác, còn bác Hải Sa gì đó thì em có lưu trên blogroll. Thú thực là em không hiểu nhiều về ngài Hồ Chí Minh [theo kiểu mù thông tin] nên khi đọc được những thông tin nhận định hơi khác thì em phụt ra vậy, giờ em đọc lại, chỉ thấy mỗi cái thiên kiến [đúng] là việc lịch sử dân tộc đã không phải là cuộc lựa chọn được quyết định duy nhất bởi ông Hồ, hay ông gì đó, hay dân ta mà còn do tác động của những anh cả, anh hai và cả anh Z gì đó, em lưu lại một bản để làm tư liệu cá nhân bài viết của bác!

Wednesday August 1, 2007 - 02:28am (GMT+12)

foodcrops nói...

Kính anh Bạch (Xuân Thu).

Vui được làm quen với anh. Tôi đoán anh là người có chính kiến, yêu lịch sử và cũng đã luống tuổi. Ông Đặng Tiểu Bình trong một phỏng vấn đã trả lời là ông Mao Trạch Đông "mườiphần được bảy phần". Anh trong nhận định này thì cho rằng Bác Hồ (tôi dùng từ Bác theo sự tôn trọng cần thiết của anh và chính tôi đối với một anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam) là người "mười phần được tám phần" (Trong ba câu nhận định thì phần được chiếm 49 chữ/ 65 chữ = 75,3% chưa kể việc anh nhận định rằng đó là tồn tại khách quan của lịch sử. Đối với một CON NGƯỜI nhân, thiết tưởng đó cũng là một niềm hạnh phúc lớn.

Đặt sự đánh giá, khen chê trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể và được soi sáng bởi nhiều nguồn tư liệu lịch sử xác thực bổ sung chứng cứ từ hai phía sẽ giúp cho ta hiểu sâu hơn những giải pháp lựa chọn của người cầm lái tại khúc quanh của lịch sử .

Một số sách hay liên quan, không rõ anh đã đọc chưa? Võ Nguyên Giáp: Tổng tập (lưu ý tập "Chiến đấu trong vòng vây" thời điểm 1950 với chuyến đi bí mật của Bác); Lý Kiên "Điếu Ngư Đài quốc sự phong vân - bí mật của nền ngoại giao Trung Quốc" 2 tập 1500 trang, phân tích thế lớn toàn cầu, chiến lược của các siêu cường để hiểu rõ hơn sự lựa chọn đối sách của Bác; Sơn Tùng (trọn bộ- nhiều tư liệu quý về Bác chưa được hiểu đúng); Dick Willson: Mao Trạch Đông dưới con mắt một học giả nước ngoài (quan hệ rất nhiều với cách mạng Việt Nam); Hồ Chí Minh tuyển tập 1,2,3; Hán Tử - Mưu lược Đặng Tiểu Bình; Wikipedia - Hồ Chí Minh; Phan Chu Trinh (những tài liệu hội thảo và công bố gần đây.

Trân trọng chào anh. HK

Wednesday September 12, 2007 - 03:04pm (ICT)

foodcrops nói...

Bạch (http://blog.360.yahoo.com/blog-ZjpQp288erSEfj6Og6tWoPRYTg--?cq=1&l=176&u=180&mx=184&lmt=5

Chào anh. Tôi hoàn toàn đồng ý với anh rằng HCM là một anh hùng dân tộc. Điều đó những người có học thức, dù khác biệt chính kiến với nhau cũng công nhận điều đó. Tuy nhiên tôi lại phản đối cách tô hồng hình ảnh về HCM. Ông ta vẫn là một con người bình thường, bên cạnh sự vĩ đại ông ta vẫn mắc phải những sai lầm ví dụ như không nhìn thấy được con đường xã hộ chủ nghĩa là một sai lầm... Dù thế nào đi nữa thì những sai lầm đó cũng làm giảm giá trị của ông ta.

Xét về mặt nhân cách và tài năng thì tôi đánh giá cao Gandhi hơn HCM. HCM mãi mãi chỉ là một chính trị gia lão luyện chứ không thể nào trở thành một thánh nhân được cả thế giới tôn trọng như Gandhi.

Cảm ơn anh đã giới thiệu sách hay.


Wednesday September 12, 2007 - 03:49pm (ICT)

foodcrops nói...

Hoàng Kim

Tôi có đôi điều trao đổi với anh:

1) Học thuyết nào cũng chỉ cứu lấy một thời thôi.Khi nghiên cứu và đánh giá một người nào phải đặt họ vào đúng thời đại, hoàn cảnh và điều kiện của họ . Mọi so sánh đều khập khểnh. Hồ Chí Minh chỉ có thể so sánh với Hồ Chí Minh mà thôi. (Sinh thời Stalin coi trọng Roosevelt, Churchill,dè chừng Gandhi, Tưởng Giới Thạch, nhưng không thật coi trọng Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Trong khi Chu An Lai thì tự đánh giá "trí tuệ cao nhất của tôi là theo sát Mao Chủ tịch" và tự mình nhìn nhận "chính trị của Hồ Chí Minh mạnh hơn tôi". Đặng Tiểu Bình thì thường đánh giá Chu Ân Lai là bậc anh. Đó là những bậc anh kiệt cùng thời tự so với nhau).

2) Hồ Chí Minh có bài thơ viết ở đền Đức Thánh Trần ý tứ ca ngợi sự nghiệp anh hùng dân tộc của Trần Hưng Đạo. Bác chưa bao giờ ví mình với Gangdhi. Bác tôn trọng đảm lược của Mao Trạch Đông (ngưỡng diện hồng nhật cận)(kính chúc người vạn thọ vô cương).

3) Bài thơ của Bác ẩn chứa nhiều điều sâu sắc, làm ta ngộ ra sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam. Đó là bài: "Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/ Đoá đoá vàng tươi xuân thắm cành" (Mời anh xem bình luận chi tiết tại http://blog.360.yahoo.com/nguyenthithuy_harc, Bài "Qua đèo chợt gặp mai đầu suối" . HK

Friday September 14, 2007 - 11:33pm (ICT)

foodcrops nói...

NguoiXaLa Blog
http://360.yahoo.com/profile-CUkUzgs_d6KjDnqYtfPYdw--?cq=1

Trích: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch (Tác giả: Trần Dân Tiên)
....
Tôi bước vào phòng kính cẩn chào. Chủ tịch đứng dậy bắt tay tôi và mời ngồi trước bàn làm việc. Trước hết, Người hỏi thăm sức khỏe của thầy mẹ tôi và sau mới nói: "Tôi có thể giúp chú việc gì nào?". Tôi nói rõ mục đích của tôi. Chủ tịch chú ý nghe. Sau khi tôi nói xong. Người cười và đáp:

"Tiểu sử. Đấy là một ý kiến hay. Nhưng hiện nay còn nhiều việc cần thiết hơn. Rất nhiều đồng bào đang đói khổ. Sau tám mươi năm nô lệ, nước ta bị tàn phá, bây giờ chúng ta phải xây dựng lại. Chúng ta nên làm những công việc hết sức cần kíp đi đã! Còn tiểu sử của tôi… thong thả sẽ nói đến!"
....
Và nhân dân Việt Nam, muôn người như một, nghe theo lời Hồ Chủ tịch, vì họ hoàn toàn tin tưởng ở Hồ Chủ tịch, họ hoàn toàn kính yêu Hồ Chủ tịch. Không có gì so sánh được với lòng dân Việt Nam kính mến tin tưởng lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Nhiều nhà báo và nhiều người bạn ngoại quốc rất lấy làm ngạc nhiên trước lòng kính yêu của nhân dân Việt Nam đối với vị Cha già Hồ Chí Minh. Nhưng đối với chúng ta, người Việt Nam, thì rất dễ hiểu.

Ghi chú: Trần Dân Tiên, là bút hiệu của Hồ Chí Minh.

Saturday September 15, 2007 - 12:24am (ICT)

foodcrops nói...

Bạch
(http://blog.360.yahoo.com/blog-ZjpQp288erSEfj6Og6tWoPRYTg--?cq=1&l=176&u=180&mx=184&lmt=5.)

Vài lời với anh Hoàng Kim

Tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh là một nhân vật đáng được kính trọng bởi những gì ông đã làm cho dân tộc. Nhưng như anh đã nói học thuyết nào cũng có giá trị một thời. Những học thuyết mà HCM theo đuổi cũng chỉ có giá trị trong thời đại và phù hợp với thời đại ông ta (nó chỉ có ý nghĩa ở mặt huy động lực lượng để giải phóng dân tộc - nhưng xét về mặt phát triển xã hội kinh tế thì tôi đánh giá thấp học thuyết này).

Do vậy việc bám víu vào một học thuyết không còn phù hợp nữa với thời đại mới là một tư tưởng sai lầm, nó sẽ khiến cả dân tộc rơi vào vào tụt hậu. Tôi nghĩ rằng ngay chính HCM ở nơi chín suối cũng không muốn những tư tưởng của mình làm bình phong để bảo vệ những kẻ "tham quyền cố vị"


Saturday September 15, 2007 - 06:49am (ICT)

foodcrops nói...

Hoàng Kim

Trao đổi với anh Bạch

Ở đời có được những người bạn để cùng học tâp, trao đổi sâu về một vấn đề đang tìm tòi, học hỏi thì thật thú vị! Trên BBC hiện có mấy trăm (có thể cả ngàn) cảm nhận đánh giá về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh suốt trong mấy năm nay. Một số nhà bình luận cho rằng: Ba phép báu của cách mạng Việt Nam là "giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc + đổi mới + tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh" Nhận xét đó có thể được coi là một kiến giải sâu sắc.

Thực tiễn là thước đo cao nhất, đúng đắn nhất, là hòn đá thử vàng của mọi học thuyết. Quá khứ là kinh nghiệm quý cho hiện tại chứ không thể bám víu hoàn toàn vào đó. Trong một xã hội phân hoá với nhiều ưu điểm nhưng cũng nhiều khuyết tật thì tôn vinh biểu tượng có giá trị giáo dục và cố kết nhân tâm.

Cụ Nguyễn Du có câu "Ngổn ngang trăm mối bên lòng/ Nên câu tuyệt diệu ngụ trong tính tình". Theo tôi thì "trí tuệ không tranh luận, súc tích nội lực"là một trí tuệ cao.

Saturday September 15, 2007 - 08:34pm (ICT)

foodcrops nói...

Bạch
(http://blog.360.yahoo.com/blog-ZjpQp288erSEfj6Og6tWoPRYTg--?cq=1&l=176&u=180&mx=184&lmt=5)

Chào anh Hoàng Kim

Thật thú vị khi trao đổi với anh về một nhân vật lịch sử ảnh hưởng lớn đến lịch sử VN như HCM. Tôi có viết trong bài luận của mình rằng HCM là một thanh niên yêu nước, sau những năm bôn ba ra nước ngoài tìm hiểu mọi loại chủ nghĩa ông Hồ đã nỗ lực áp dụng thực thi những chủ nghĩa đó vào VN. Năm 1945 là những tư tưởng dân chủ của phương Tây thể hiện rất rõ qua bản tuyên ngôn độc lập và hiến pháp.

Nhưng do thời thế lúc bấy giờ Pháp trở lại xâm lược một lần nữa, ông Hồ chỉ có một phương cách duy nhất là cộng tác với LX và TQ (không thể cộng tác với Mỹ bởi Mỹ là đồng minh của Pháp). Do đó chủ nghĩa cộng sản đã được áp dụng vào VN gây nên nhiều hệ lụy còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Về phương diện giải phóng dân tộc, HCM đã có lựa chọn đúng. Về phương diện phát triển xã hội theo một con đường dân chủ HCM đã lựa chọn sai. Lịch sử sẽ phán xét điều đó.

Trở lại chuyện cố kết nhân tâm tôi nghĩ rằng sử dụng hình tượng HCM sẽ có lợi để ổn định tình hình chính trị hiện nay nhưng về mặt lâu dài thì sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Lý do là khi một trí tuệ không tranh luận thì đó không phải là một trí tệ cao như anh nghĩ bởi vì chỉ có thông qua tranh luận mọi vấn đề mới được sáng tỏ, khoa học mới phát triển và xã hội mới có thể được cải tạo một cách ôn hòa nhất.

Bài học "đỉnh cao trí tuệ" của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn đó.

Saturday September 15, 2007 - 08:58pm (ICT)

foodcrops nói...

Hoàng Kim

Trao đổi với anh Bạch

Trong nhiều người nghiên cứu về cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi đặc biệt chú ý đến tài liệu và bằng chứng của Nguyễn Hưng Đạt và sự đánh giá của Minh, Hungary. Minh, Hungary đã viết: "Tôi đã dành một khoảng thời gian khá dài cho việc tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng cách tiếp cận nhiều tài liệu trong nước và nước ngoài viết về cụ ; đọc các văn kiện và tác phẩm mà tác giả là cụ Hồ. Tôi thấy ở con người HCM có rất nhiều điểm thú vị .

Trước tiên cần phải nói rằng , cụ Hồ là một người có năng khiếu đặc biệt về ngoại ngữ . Cụ tinh thạo các ngoại ngữ như : Pháp, Trung Quốc ( không chỉ một loại ) , Anh, Nga . Ngoài ra cụ còn nói rất giỏi các ngôn ngữ của một số dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam , như Tày , Nùng ... Cụ Hồ cũng có thể giao tiếp được bằng tiếng Thái Lan. Chủ yếu với phương pháp tự học, nhưng trình độ ngoại ngữ của cụ Hồ cao đến độ khó tin. Cụ có thể viết báo, dịch thuật, sáng viết các tác phẩm văn học, các tham luận chính trị bằng tiếng nước ngoài, thậm chí còn rất thạo" chơi chữ " tiếngPháp.

Cụ Hồ là một nhà văn lớn. Sau năm 1945, cụ viết giản dị, dễ hiểu, dường như là để ai cũng có thể đọc được. Tuy nhiên nếu đọc những truyện ngắn mà cụ viết trước đó thì mới thấy HCM là một nhà văn tầm cỡ . Không hiểu sao khi đọc các tác phẩm của cụ , tôi lại liên tưởng đến giọng văn các nhà văn hiện thực xuất sắc nhất của VN như Vũ Trọng Phụng , Nam Cao , Nguyễn Công Hoan ...

Cụ Hồ là một nhà thơ lớn. Tương tự như các tác phẩm văn xuôi , sau năm 1945 , thơ của cụ thường thiên về tính đại chúng, cổ động, vần điệu , dễ đọc dễ hiểu. Tuy nhiên nếu đọc tập " Thi trung nhật ký " ( được hoàn thành trong vòng 1 năm khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam tại Trung Quốc ) thì mới thấy Hồ Chí Minh có tâm hồn và tài năng của một nhà thơ lớn. Ngoài ra cụ Hồ có khả năng đáng ngạc nhiên về hội họa. Trong thời gian làm báo tại Pháp, cụ Hồ còn phụ trách thêm về mảng tranh châm biếm, biếm họa. Không biết cụ học vẽ lúc nào và từ ai.

Sau này, vai trò cụ Hồ có vẻ như chủ yếu là tinh thần mà ít trực tiếp dính dáng đến quyền lực chính trị. Nhưng nếu xét đến những năm tháng như 1944-1946 thì mới thấy HCM là một nhà chính trị kiệt xuất. Hiểu được HCM thật không đơn giản. Tôi có cảm giác rằng, những năm 1945, người CS khác rất nhiều so với bây giờ. Hồi ấy họ chỉ có vỏn vẹn năm ngàn người nhưng làm nên bao kỳ tích. Chủ nghĩa Mác Lê có vẻ quá khó hiểu đối với người CS thời ấy. CS như cụ Hồ lúc đó là những người dám chiến đấu, dám hy sinh, dám vì độc lập tự do dân tộc mà không một chút vấn vương đến lợi ích cá nhân. Nói cụ Hồ là một người CS thuần tuý cũng không hẳn đúng. Cụ sinh thời bị Stalin rất ghét vì đã từng viết thư yêu cầu Tổng thống Mỹ giúp đỡ Việt Nam. Sau khi cụ qua đời thì người ta mới đổi tên nước VN từ Việt Nam dân chủ cộng hoà thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên những năm 55-75, sau nỗ lực thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình thất bại, cụ Hồ đã phải chính thức nghiêng về phe XHCN, phải thể hiện mình là một người CS để tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Xô và TQ trong công cuộc thu giang sơn về một mối. Có lẽ con người cụ Hồ là kết tinh của tinh thần vì lợi ích dân tộc với tinh thần dám cống hiến hy sinh mà không chút tư lợi cá nhân để thực hiện lý tưởng của một người CS kiểu sơ khai.

Để hiểu một cá nhân có tầm vóc , nên xem những nhân vật tầm vóc khác là bạn , là thù đã nói gì về anh ta. Người Pháp , người Mỹ thường nói đến HCM với những từ ngữ trân trọng và khâm phục . Ngay cả cụ Ngô Đình Diệm sinh thời cũng một tiếng "cụ " hai tiếng "cụ" khi nói về HCM, tuy rằng cụ NĐD có mối thù mất cha rất sâu nặng với những người CS. Thực ra đại trượng phu mới hiểu tầm vóc của đại trương phu. Thù là vậy , còn bạn thì sao? Bên cạnh cụ Hồ đã có những người cộng sự lỗi lạc về tài năng và đáng khâm phục về nhân cách như Võ Nguyên Giáp , Phạm Văn Đồng. Chừng ấy cũng đã đủ nói lên tầm vóc về nhân cách và trí tuệ Hồ Chí Minh.

Sunday September 16, 2007 - 11:32pm (ICT)

foodcrops nói...

Sự lựa chọn lịch sử là "Chiến đấu trong vòng vây" và "không con đường nào khác".

"Tranh luận và không tranh luận là sự thống nhất biện chứng và tuỳ thời" Cutudop, Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp... có những giai đoạn lịch sử đã kín đáo, lặng lẽ, không tranh luận. Cutudop thâm chí còn ... ngủ gật khi họp. Đôi lời trao đổi. Kính anh.

Sunday September 16, 2007 - 11:42pm (ICT)

foodcrops nói...

Bạch
(http://blog.360.yahoo.com/blog-ZjpQp288erSEfj6Og6tWoPRYTg--?cq=1&l=176&u=180&mx=184&lmt=5)

Cảm ơn anh đã có những ý kiến rất thú vị về HCM. Để cho công bằng thì tôi nghĩ rằng nên chia ra làm hai phần: những gì thuộc về HCM và những gì mà ĐCS VN tô vẽ về HCM. Nếu anh đồng ý thì chúng ta tranh luận với nhau những gì thuộc về HCM để một lần nữa đánh giá về một nhân vật lịch sử lớn của dân tộc VN.

Monday September 17, 2007 - 07:07am (ICT)

foodcrops nói...

Hồ Gươm

(http://de.360.yahoo.com/profile-x1zJTRU5dKHoggT9liVN5liH8KM-?cq=1)

Nếu như các bạn cũng coi Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành, Fidel Castro..v.v. là anh hùng dân tộc, là danh nhân văn hoá ( của những nước đó) thì tôi cũng đồng ý với các bạn rằng ông Hồ là một người như thế, bởi vì nếu xét về tư tưởng, uy tín, vai trò của ông Hồ so với những người mà tôi vừa nêu trên thì ông Hồ chỉ đứng ở một vị trí rất khiêm nhường mà thôi.

Nếu gạt bỏ những vầng hoà quang được tạo nên bởi mục đích tuyên truyền thì ông Hồ chỉ là một nhà Chính trị bình thường với rất nhiều sai lầm nghiêm trọng.
Uy tín mà ông Hồ có được nhiều nhất là trong khoảng thời gian ngắn ngủi sau CM tháng 8 mà thôi.
Khi ông Hồ quyết định ngả hẳn vào vòng tay của Liên Xô và Tàu chính là lúc bi kịch bi thương nhất trong lịch sử của dân tộc VN bắt đầu.
Đánh giá vai trò của ông Hồ về sau này chắc chắn sẽ khách quan hơn nhiều so với hiện nay, nhưng nếu chúng ta nhìn về những đánh giá của thế giới về Hitler, Stalin, Mao, Kim Nhật Thành ...v.v. thì ta cũng sẽ hiểu xu hướng đánh giá sau này với ông Hồ nó sẽ như thế nào rồi.


Wednesday September 19, 2007 - 05:22pm (ICT)

foodcrops nói...

Thư anh Thắng (http://pcthang.vnweblogs.com) viết:

Gửi Hoàng Kim

Cách đây mấy ngày, trong một cuộc tiếp xúc nhiều người, tôi vô tình được nói chuyện với anh H. - cháu nội người đỗ đầu khoa Hội cùng năm với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Dì ruột của anh H lấy anh cả của ông LĐT. Anh H. kể là được nghe trực tiếp từ ông LĐT về bài tứ tuyệt được thêu trên trướng do 5 nhà cách mạng lão thành Nga gửi đến tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chỉ nghe một lần mà anh H. thuộc lòng cho đến bây giờ, thật xứng danh cháu nội cụ Hội Nguyên. Tôi xin chép lại vào đây để Hoàng Kim tham khảo.

Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH

Có vài điểm thắc mắc: 1. Làm sao mà các nhà cách mạng Nga lại làm được thơ tứ tuyệt? Hay là họ nhờ ai đó làm giúp theo ý họ? 2. Các chữ viết hoa trong bài tứ tuyệt được thêu chữ hoa, nghĩa là có dụng ý. Ba chữ là lấy từ trong "Hồ Chí Minh". Còn chữ "Thơm" có phải đó cũng là tên hoạt động của Bác Hồ trong thời gian công tác cùng với 5 nhà cách mạng Nga kia? Hay là một tên gọi khác của Bác mà rất ít người biết? Sơ bộ như thế đã, các nhà nghiên cứu sẽ tìm câu trả lời.

foodcrops nói...

Ý kiến của bác Tịnh Phan

Đây là nhựng lời trao đổi của bác Tịnh Phan (địa chỉ tại http://360.yahoo.com/profile-pMj3LwAlcqjOEppYjXMavg6J6A--?cq=1). Tôi lưu lại vào cùng trang chuyên đề này vì có một sự đối thoại và trao đổi dài về chủ tịch Hồ Chí Minh)

Tôi xin có 2 ý kiến về bức thư của anh Phan Chí Thắng (cùng họ với tôi) gởi TS :
1- Về bài thơ của 5 nhà cách mạng lão thành Nga :
Bình sinh đầu ngẩng tới trời xanh
Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành.
Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy
Tâm hồn bình dị CHÍ anh MINH
Nếu gọi đây là một bài thơ tứ tuyệt thì sai niêm luật. Muốn giữ niêm luật, phải hoán chuyển chữ trong câu 3 như sau :
HỒ dễ anh hùng nên nghiệp ấy
Cũng có thể anh H. đã nhớ lộn vì chỉ nghe qua có một lần (?)
2- Do chữ THƠM được viết hoa nên dễ suy luận rằng có thể đó là tên hoạt động của Bác Hố (?) . Thiển nghĩ, nếu đó là tên hoạt động hay tên gọi khác của Bác thì lẽ nào các vị lão thành hoạt động cận kề bên Bác suốt một thời gian dài lại không biết. Phải chăng các nhà cách mạng Nga nhấn mạnh chữ THƠM là để muốn nói lên cảm nghĩ của họ đối với Bác : HỐ CHÍ MINH mất đi nhưng vẫn để lại tiếng THƠM muôn đời (?)
Trên đây chỉ là kiến ý thô thiển xin được chỉ giáo thêm.

foodcrops nói...

Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy

Kính bác Tịnh Phan

Bác sâu sắc lắm chứ đâu phải là ý kiến thô thiển! Ngôn từ thì chặt chẽ mà ý tứ thì thâm trầm. "Anh hùng HỒ dễ nên nghiệp ấy" trong câu chưa hoán đổi thì "anh hùng" là danh từ làm chủ ngữ, "hồ dễ" là vị ngữ được hiểu tương tự như là "há dễ" để biểu đạt ngữ nghĩa "(Không phải là) anh hùng (thì) há dễ nên được nghiệp ấy". Nhưng khi trật tự trong câu đã hoán đổi thì HỒ đã chuyển từ vị ngữ sang làm chức năng danh từ, chủ ngữ. Nghĩa đen và nghĩa bóng của câu sau đã không hoàn toàn giống như câu trước. Dẫu vậy, sự thay đổi TRẬT TỰ chỉ giảm nhẹ LIỀU LƯỢNG chứ không THAY ĐỔI được hoàn toàn. Điều đó càng cho thấy dấu ấn nổi bật của một con Người nmà thời gian và sự khen chê không làm xoá nhoà được, chỉ trả lại đúng SỰ THẬT LỊCH SỬ mà thôi.

foodcrops nói...

Khuất núi hồn THƠM quyện đất lành

Có ba giả thiết trong câu này: 1) THƠM là một bí danh của HỒ CHÍ MINH; 2) THƠM là bí danh của Hồ Thơm (Nguyễn Huệ) để nói về quan hệ dòng dõi họ Hồ ở Nghệ An mà Hồ Chí Minh có quan hệ thân tộc họ Hồ mà thời ấy chưa tiện công bố, một trong mười nỗi đau của Bác Hồ; 3) THƠM là bí danh của một người thân của Hồ Chí Minh đã "ngậm cười nơi chín suối" (hồn THƠM) để không làm hỏng đại cục. Người đó là ai? Khoa học đòi hỏi đi đến tận cùng của sự thật, nhưng theo tôi chưa phải là bây giờ. "Nhiều sự thật lịch sử sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có đủ thông tin để đúng người, đúng việc, đúng liều lượng và đúng thời điểm."

Về giả thuyết thứ nhất thì Bác Hồ là người có nhiều tên gọi, bí danh, bút danh. Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên gọi Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành do gia đình đặt, Bác đã dùng nhiều tên gọi và bí danh khác như Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc (từ 1919); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924), Vương (Wang) (1925-1927), Thầu Chín (khi ở Thái Lan, 1928- 1930); Tống Văn Sơ (1931-1933), Lin (khi ở Liên Xô, 1934-1938); Hồ Quang (1938- 1840); Trần (khi ở Trung Quốc, 1940); Ông Ké, Già Thu, Thu Sơn (khi ở Việt Bắc 1941-1943; Cụ Hồ (1944-1950); Bác Hồ, Bok Hồ(1950-nay). Bác cũng dùng rất nhiều bút danh khi viết sách, báo như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục "Thường thức chính trị" trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K., K.C., C.K.,... Chính những điều này mà tôi cho rằng THƠM cũng có thể là một tên gọi, bí danh, bút danh của Bác.

Dẫu vậy, tôi nghiêng về giả thuyết thứ hai và thứ ba nhiều hơn.

foodcrops nói...

Ý KIẾN CỦA BÁC TỊNH PHAN
(xem: http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam)
1-Trong văn xuôi ngôn từ cần chặt chẽ, còn trong thơ và nhạc, các tác giả muốn vần điệu được êm tai thường hoán đổi vị trí câu chữ nhưng bản chất của nó vẫn như cũ.
TD: Trong tác phẩm "Cho Một Người" của nhà thơ Anh Ngọc:

Tiễn người ra cửa rồi
Tôi quay vào lặng lẽ
Chợt thấy mình cô đơn
Giữa ngổn ngang bàn ghế.

"lặng lẽ" dù đặt sau chủ ngữ "tôi" hay cuối câu vẫn là trạng từ.
"ngổn ngang" dặt trước hay sau từ "bàn ghế" vẫn là tính từ.
Việc này thường thấy trong rất nhiều bài thơ, bài nhạc.
Ở đây tôi không đề cập đến vị trí mà chỉ muốn nói đến niêm luật khắc khe của thơ tứ tuyệt, bắt buộc phải được tôn trọng.
2-TS đề cập đề đến rất nhiều tên gọi, bí danh, bút danh của bác Hồ, mỗi tên đều gắn đến vai trò và thời điểm hoạt động của Bác, tuyệt nhiên chưa thấy tài liệu hay ai nói đến tên Thơm. Còn giả thuyết thứ hai và thứ ba vẫn chỉ là giả thuyết mà thôi, không được minh chứng cụ thể.
Phàm người ta hay thích những gì phức tạp. Một điều hết sức đơn giản là trong bài thơ tứ tuyệt, các từ "xanh", "THƠM", "lành" đều là các tính từ bổ nghĩa cho "trời", "hồn", "đất". Trong điếu văn, chữ THƠM được viết hoa cũng dễ hiểu là trân trọng người đã khuất để lại tiếng THƠM cho ngàn sau, cũng như 3 chữ HỒ, CHÍ, MINH được viết hoa ý nhắc đến Bác(?), thế thôi mà đã rất hay rồi. Suy nghĩ nhiều quá chỉ thêm rối mà không thuyết phục được ai.
Vì anh Thắng chép lại bài thơ để TS tham khảo nên tôi cũng xin góp một ý mọn này thôi.

foodcrops nói...

Cám ơn những ý kiến nhàn đàm của bác Tịnh Phan !

Thursday April 24, 2008 - 05:22am (ICT) Remove Comment

foodcrops nói...

Ý KIẾN CỦA BÁC TỊNH PHAN

Thêm một ý nữa:
Người Việt mình rất kỵ dùng tên tiền nhân để đặt tên cho con, vì sợ phạm thượng. Bác Hồ và gia đình Bác chắc chắn biết rõ điều này. Đối với vua quan lại càng kỵ hơn vì sợ phạm úy.
Có nhiều câu chuyện v/v tránh phạm úy:
- Một thí sinh đi thi. Đến lượt quan coi thi xướng tên vẫn không chịu trả lời. Thì ra, tên trùng với một ông vua nên quan gọi trạy đi (?). Đến lần thứ ba, ông quan đành phải gọi đúng tên. Quan bực lắm cố tình ra câu đối khó để đánh rớt cậu học trò bương bỉnh:
"Lạng Tương Như, Tư Mã Tương Như
Danh tương như, thực bất tương như."
Không ngờ cậu học trò đối được. Chắc TS biết câu chuyện này.
- Ở Bến Tranh thuộc tỉnh Tiền Giang có một ông quan thời Nguyễn, mộ và nhà thờ mới được trùng tu. Dân làng rất quý trọng ông nên không ai đặt tên con là THƠM, tên của ông. Thậm chí, ở đây người ta không gọi trái Thơm như người miền Nam, mà gọi là trái Khóm.
Chúng tôi có làm thêm ở một Hội chuyên tư vấn, phản biện nên hay đưa ra những ý kiến trái ngược, cốt để vấn đề thêm sáng tõ thôi.
Hai mẫu chuyện nhỏ này chỉ góp vui. TS đừng bận tâm vì nó hơi linh tinh ngoài đề. Dù sao, tôi rất thích vào blog của TS vì nó rất nghiêm túc.

foodcrops nói...

Bác Tịnh Phan trò chuyện vui và thật hay. Hình như bác là bác sỹ , đã có thời gian du học ở Trung Quóc và bác cũng đã luống tuổi. Xin lưu lại những bài nhàn đàm này của bác ở chuyên trang http://thovanhoangkim.blogspot.com đề thành một chuyên đề thỉnh thoảng cần đọc lại.

QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI



Hoàng Kim


Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.