Hoàng Kim
“Cảm nhận trên blog của bác Bulukhin”
"Bác Hồ rất ít trích dẫn!". Đó là lời của ông Trường Chinh nói với ông Hà Đăng khi chiêm nghiệm về phong cách văn chương của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Trường Chinh nói tiếp: “Lúc đầu tôi cũng cho là ngẫu nhiên. Về sau, hỏi trực tiếp, Bác nói: Mác, Angghen, Lênin nói rất đúng. Nhưng hoàn cảnh Mác, Angghen, Lênin hoàn toàn khác hoàn cảnh của chúng ta. Vậy nên muốn nói gì, trước hết phải hiểu cho thật rõ điều mà các vị ấy muốn nói, nói cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, cho dân mình dễ hiểu. Do đó, Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn”. (Hà Đăng 2002. Trường Chinh, người anh cả trong làng báo. Trong sách: Trường Chinh, một nhân cách lớn, một nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam. Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 320). Ông Trường Chinh là một trong những người làm việc lâu nhất, thường xuyên nhất với Bác. Những chắt lọc và nhận xét trên đây chắc chắn là điều cần cho chúng ta suy ngẫm.
“Bác viết bằng sự suy nghĩ của mình. Bác rất ít trích dẫn” đó là phong cách văn chương của Hồ Chí Minh. Những người thông hiểu lịch sử, văn hóa, hiểu sâu các điển cố văn chương, chuyện hay tích cổ sẽ có thể chỉ ra vô số những điều trùng khớp của những lời hay ý đẹp từ xa xưa đã được Bác vận dụng một cách hợp lý hợp tình trong thời đại mới. Bác là người chú trọng ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu, có tính thuyết phục cao, có nhịp điệu. Một thí dụ nhỏ như câu: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào/ Học tập tốt, lao động tốt/ Đoàn kết tốt, kỹ luật tốt/ Giữ gìn vệ sinh thật tốt/ Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là câu sáu chữ có nhịp điệu như câu thơ cổ. Khó có thể so sánh, ví von, đàm luận miễn cưỡng về vô vi và hữu vi, vô chiêu và hữu chiêu, biện chứng và siêu hình, không có và có không, hư thực và thực hư, sai đúng và đúng sai vì đó là sự vẽ rồng ẩn hiện biến hóa khôn lường.
Xung quanh các vĩ nhân có các huyền thoại mà người ta thường ví là những vầng sáng quanh mặt trời, mặt trăng. Người đời dám ngắm trăng vì mặt trăng hiền hòa hơn chứ ít ai dám ngắm mặt trời. Các câu chuyện về Hàn Phi với Tần Thủy Hoàng, Dương Tu và Tào Tháo, Lưu Dung với Càn Long, các “trí thức bác học” với Mao Trạch Đông…, những họa văn tự xưa nay về sự phân định thật giả, tranh luận đúng sai ở những chỗ không thích hợp là những bài học đắt giá. Bác Bulukhin thật sâu sắc, trung thực, tài năng và phản biện giỏi nhưng bác BiBo đã trao đổi chân thành và thật khéo.
TRÍCH DẪN BÀI CỦA BÁC BULUKHIN
HẦU CHUYỆN BÁC BIBO
Bulukhin
http://blog.360.yahoo.com/blog-dK7LJOMzbqonKcXbERowug--?cq=1&p=941&n=28500
Trong một Comment ở blog Bulukhin, bác BOBI viết: “Mấy thanh niên ngồi quán bia thỉnh thoảng hát: "Không có việc gì khó / Chỉ sợ tiền không nhiều...". Bây giờ TKO hát: "Không có việc gì khó / Chỉ sợ mình không liều...". BoBi nghĩ hình như có một bài thơ chữ Hán của người xưa nói về ý chí dời non lấp biển, nay được người đời dịch ra với nhiều dị bản vui vui. Bác Bu là người am hiểu, có nhiều thư tịch cổ. Vậy mong Bác cố gắng tìm lại bài thơ chữ Hán đó để mọi người được đọc và suy ngẫm”
Mặc dầu biết mình văn dốt võ dát nhưng bác BOBI đã tin tưởng hỏi thì Buluk tôi cũng xin thưa lại dăm ba điều. Có gì chưa đúng mong các bạn chỉ giáo cho.
Theo chỗ Bulukhin biết thì thời Bắc Tống có ông Uông Chu làm ra loại thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt). Sau này người Nam ta tham khảo thể thơ đó soạn ra sách “Ấu học ngũ thi ngôn” (thơ năm tiếng dạy trẻ học) còn gọi là Trang nguyên thi, gồm 278 câu nói về lợi ích sự học tập và giấc mơ đỗ đạt. Xin dẫn ra vài câu
Tự tiểu đa tài học
Bình sinh chí khí cao
Biệt nhân hoài bảo kiếm
Ngã hữu bút như dao
(Tài năng học tập bộc lộ từ nhỏ
Xưa nay đều có chí khí
Người luyện võ chỉ thích bảo kiếm
Còn ta văn bút bén như dao)
Để dạy cho trẻ có ý chí đội đá vá trời, dời non lấp biển “Ấu học ngũ ngôn thi” có bài
Tạc sơn thông đại hải
Phá thạch bố thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên
(Đục đá thông ra biển
Đội đá vá trời xanh
Trên đời không việc khó
Chỉ sợ lòng không kiên)
Trong đó, hai câu “trên đời không việc khó, chỉ sợ lòng không kiên” được người Nam ta cải biên ra nhiều biến tấu như “không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều” hoặc “Không có việc gì khó chỉ sợ mình không liều” như bác đã dẫn ra. Nhân thể cũng nói thêm, trong sách “Tấm lòng của bác Hồ” (NXB Công an Nhân dân 2005) có dẫn ra một đoạn như sau “Năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em Thanh niên xung phong làm đường ở đèo Khế Thái Nguyên Bác Hồ đã đọc tặng mấy câu
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên
Bốn câu thơ ấy tuy mượn ý của “Thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó”
Hai chữ “Thánh hiền” được NXB Công an nhân dân cho vào ngoặc kép không hiểu có dụng ý gì. Hay là họ biết rõ xuất xứ bốn câu thơ ấy nhưng cứ muốn nó mang một nội dung cao siêu của thần thánh ??
TRÍCH MỘT SỐ CẢM NHẬN
MA LIENG: Người hỏi hay và người trả lời cũng hay, giá bác Buluk đưa vào nguyên bản chữ Hán (cho bọn em ngắm nghía chứ không phải để đọc)
TKO: "Tạc sơn thông đại hải/ Phá thạch bố thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên! ... Bài thơ rất hay Buluk nhỉ!
NGUYENTHUTHUY 1401: "Trên đời không việc khó/Chỉ sợ lòng không kiên." Muôn sự thành hay bại đa phần đều do lòng người cả bác nhỉ? Những câu như "có sức người sỏi đá cũng thành cơm" hay " thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn" cũng đều ca ngợi sự kiên trì, bền bỉ của con người. Cho em gửi lời hỏi thăm cu Rơm, chúc cháu hay ăn chóng lớn!
CATULAHO: Hai chữ Thánh hiền trong ngoặc kép theo em NXB Công an nhân dân muốn nói ý ấy không phải của thánh hiền, họ không muốn nói ra sách ấu học nhũ ngôn thi đó thôi. Còn vì sao như thế thì chỉ có các vị ấy biết.
BOBI: Cảm ơn bác Buluk đã tìm được bài thơ trong “Ấu học Ngũ ngôn Thi”. Vì bác Bu không kịp đưa chữ Hán vào nên BoBi mạo muội thử đưa vào (theo yêu cầu của Malieng). Nếu có chữ nào sai, bác Bu hiệu đính sau.
鑿山通大海
鍊石補青天
世常無人事
人心自不堅
Phải thừa nhận rằng, ngoài nền Triết học mà đỉnh cao là Kinh Dịch, thì nền Văn học hàng ngàn năm trước đây của Trung Hoa cũng rất đồ sộ. Các bậc tiền nhân nước ta qua hàng thế kỷ và với kiến thức Nho học uyên thâm đã tiếp thu và truyền thụ cho nhiều thế hệ con cháu. Tuy nhiên, khi ngâm vịnh và đặc biệt khi viết thành sách các cụ đã không đề xuất xứ (chủ yếu là thơ), nên hậu duệ vẫn nhầm tưởng là của các cụ. Thậm chí có người biết nhưng vẫn lờ đi (!?). Thiền sư Nguyễn Mạnh Thát đã chỉ ra được nhiều bài như vậy, hoặc nhiều nhà nghiên cứu khác đã phát hiện khoảng hai phần ba nội dung trong “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quý Đôn có xuất xứ từ Trung Quốc. Luật nay gọi đó là vi phạm Bản quyền. Dân gian gọi đó là đạo văn.
Điều đáng xấu hổ là “đạo văn” ngày nay lại là một trong những cách tiếp cận của giáo dục VN ta: Từ cấp 1, các cháu đã làm văn với các bài văn mẫu; Nhiều luận án cử nhân,tiến sỹ cũng copy gần như nguyên văn của người bảo vệ trước; Có GS đầu ngành bê gần nguyên văn luận án của Sinh Viên, thay đề mục và tên mình vào để in thành sách; Nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành đều dịch thuật của nước ngoài (dù dịch sai nhiều)…
Nhưng thôi, đấy là chuyện của thiên hạ. Còn khi nàng Cách Cách xinh đẹp TKO hát: “Không có việc gì khó / Chỉ sợ mình không liều”, BoBi cảm thấy hứng khởi, nổi máu Lục Văn Tiên định liều một phen, nhưng rồi nghĩ mình cầm tinh con thỏ nên chột dạ, ngẫm nghĩ, hoá ra:
Đời có nhiều việc khó,
Mà mình không nên liều
Sợ đang cầm tinh Thỏ
Lại biến thành tinh Heo.
BULUKHIN:
@ Bác BOBI kinh mến
Tôi phải đọc đi đọc lại cái còm của bác vài lần mà còn muốn đọc nữa. Bác nói khéo quá, kín kẻ quá, ai ngứa miệng muốn gây sự với bác cũng không làm gì được. Tôi đang la cà trên phố xá SG, vào hiệu nét dọc đường máy móc tậm tịt không làm sao mà nói cho hết được. Cái bài chữ Hán bác chép lên có nhầm một chữ. Vô nan sự bác viết thành vô nhân sự (無人事)Bác viết Thế thường vô nan sự, nhưng có bản viết thế thượng vô nan sự, khác nhau cái dấu huyền và dấu nặng. Tôi có lần nói đến Vân Đài loại ngữ, cứ mở miệng ra là cụ Lê bảo ông này nói, ông kia nói, toàn những ông bên Tàu nói chứ không thấy cụ nói được mấy cả. Riêng phần cụ nói thì cụ có "đạo" văn ai hay không thì hôm nào tôi phải xem lại chứ nói hồ đồ với các cụ là không được. Tôi đọc đâu đó rằng "ăn cắp cái lưỡi câu thì bị vào tù, ăn cắp một quốc gia được gọi là vua". Bác bảo lấy nước người ta để làm vua thì không ăn cắp là gì nữa. Cho nên trong đám vua chúa thiếu gì kẻ ăn cắp.
@ Malieng
Chú mày ngắm nghía bản chữ Hán của bác BOBI để BU khỏi chép lại. Bác ấy có nhầm một chữ như Bu đã nói trên
@ TKO
Thì hay mới được NXB CAND gọi là ý của thánh hiền
@ Nguyenthuthuy
Cảm ơn bạn đã gửi lời thăm cu RƠM, ông đich tôn của Bu
@ Catulaho
Người đẹp hỏi thẳng NXB CAND xem họ nói sao.
TKO: Em chào cả nhà ạ! Cứ cái đà này em lại phải hót nhiều nhiều mấy câu ... liều mạng để mà Buluk và BoBi cất giọng hòa âm hay như thế này thì em sẽ được mở mang thêm kiến thức ạ! Cảm ơn chuyên gia ngôn ngữ Buluk và Thỏ BoBi nhé!:-)
P/S : Đọc thơ comt của BoBi chết cười! :-)
NGAN HA: Dạo quanh và dừng lại đây đọc những lời trao đổi của mọi người, NH thấy thú vị lắm lắm. Vốn không thông hiểu về chữ Hán nhưng lại rất háo hức lắng nghe, nên xin phép cho NH được ngồi im thỉnh giáo, được không ạ ? :)
MA LIENG: Kính thưa bác BU. Em cũng như nhà thơ - người đẹp Ngan Ha, "biết thưa thốt không biết dựa cột mà nghe". Nhưng trò đời nó thế, không biết thì phải hỏi. Đọc bác biết ra nhiều điều, hôm nay thấy các bác dẫn ra sách xưa người cũ, tự nhiên muốn hỏi về ông Mạnh Thường Quân. Nhiều người nói bô bô Mạnh Thường Quân nhưng chẳng biết mô tê gì về ông ấy cả. Nghe nói ông là nhà từ thiện hào phóng hơn cả Bin Ghết (em dốt tiếng Anh, xin được nói tiếng mẹ đẻ). Có đúng vậy không, xin bác vài lời chỉ giáo.
LÃNG DU: Cảm ơn...Bu vì thông tin. Bu là bạn thân của bác HBT, vậy chắc Bu biết thời gian bác ý ở Mạo Khê chứ ạ? Nhờ Bu tí nữa qua nhà em, đọc bài thơ bác ý tặng một người, rồi Bu nhắc giùm em xem bác ý có nhớ không, được không ạ?
BOBI: Một lần nữa cám ơn Bác Bulu đã hiệu đính mấy chữ Hán. Cũng không nên trách BoBi làm gì, vì trong lúc đang nổi máu Lục Văn Tiên, nghĩa là định liều một phen thì chữ nghĩa chẳng là gì. Có khi hay sai lại dễ thăng tiến. Kỳ này chắc BoBi được lên Tổ trưởng tổ Xe Ôm là cái chắc. Mà vài chữ sai đó thì coi như là thơ của mình vậy chứ không phải là của các bậc tiền bối. Bác Bulu sướng thật, suốt ngày lang thang Sài Gòn. Chúc bác hãy tận hưởng và không nên hoãn cái sự sung sướng...
PNH : Chữ nghĩa xưa nay khó như thế, bể học bao la nên chỉ dám đứng ngoài hóng chuyện. Tuần tới tôi sẽ ghé bác Bu kéo đi chùa chiền, café nghe bác Bu kể chuyện xưa nay nữa.
THIỀN PHONG: 世上无难事,人心自不坚 nguyên câu là Thế thượng vô nan sự, nhan tâm tự bất kiên. Chứ không phải Thế thường. 宋·陈元靓《事林广记》第九卷:“世上无难事,人心自不坚。”Câu này xuất hiện trong sách Sự Lâm Quảng kí quyển 9 của Trần Nguyên Tĩnh(?!) thời Tống, câu này sau được đưa vào trong Thần đồng thi của Uông Chu mời các bác vào web này đọc: http://zhidao.baidu.com/question/59294953.html là có hết toàn bản. Văn bản Thần đồng thì và Trạng nguyên thi có nhiều dị đồng, do mỗi thời tam sao thất bản, thêm thắt vào mà khác. Uông Chu汪洙, tên tự Đức Ôn德温, người Ninh Ba là một học giả nổi tiếng thời Bắc Tống. Nguyên câu trích trong bài Thần đồng thi là: 凿山通大海 鍊石补青天 世上无难事 人心自不坚 . Đấy các bác châm chước cho và có gì chưa hiểu, qua blog tôi nhé!
TORO : Do cách học của ta xưa, cứ dùng của người trước lắp vào thành bài của mình, lâu dần quên mất bản gốc tưởng của mình cả. Chả thế vô số giai thoại của các danh nhân nước ta đã có sẵn trong sách tiếu thoại của Tàu từ bao giờ, ví dụ như Điếu văn chữ Nhất của Mạc Đỉnh Chi, câu đối "Quân ân thần khả báo " của Cao Bá Quát...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim
Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.
Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét