25.4.13
Mưa xuân
Được nói lời yêu, lời hờn giận
Được chờ tin nhắn, ngóng câu thương
Đời chợt an nhiên, người chợt hiểu
Thoáng chốc mưa xuân đã ướt đường.
Hoàng Kim
Relaxing Music Therapy - Hypnotizing Drive Through The Canyons
HÀNH TRÌNH XANH 2013
Ngọc phương Nam nhật ký đường xuân
8.3 Ngày xuân thăm Văn miếu Trấn Biên
9.3 Ông Hồ Sáu làm kinh tế giỏi
10.3 Dòng sông Se San thao thiết chảy
>>>>>Núi Rồng Pleiku giấc mơ huyền thoại
>>>>>Biển Hồ Pleiku mắt ngọc Tây Nguyên
>>>>>Thầy Giác Tâm Bửu Minh Gia Lai
>>>>>Ja băng, Tơ nưng rượu cần Phố Núi
11.3 Lớp ĐH10NHGL Đại học Nông Lâm HCM
15.5 Trạm Thực nghiệm Giống Cây Trồng AyunHạ
17.3 Lớp ĐH10NH Đại học Nông Lâm HCM
18.3 Nhớ Sơn Nam ông già Nam Bộ
19.3 Báo cáo ở Hà Nội: Kết quả chọn tạo giống sắn KM419
20.3 Công nghệ mới chọn tạo và nhân giống sắn lai
21.3 Chùa Thắng Nghiêm chốn thiêng Hà Nội
>>>>>Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ
22.3 Về Đồng Nai: gặp bạn cuối dòng sông
>>>>>Cuối một dòng sông là cửa biển
23.3 Hoàng Đình Quang để tôi đọc lại
27.3 Một số giống lúa triển vọng ở Sóc Trăng năm 2013
29.3 Sinh nhật Sóc con Hoàng Gia Bình
>>>>>Bài học quý về giáo dục trẻ
30-31.3 Gia Lai - Đăk Lắk
30.3 DH10NHGL lớp học trên đồng
31.3 DH10NHGL khoảng khắc kỳ diệu
>>>>>Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Eakar
1- 7.4
Cây Lương thực,
Food Crops News,
Tin Nông nghiệp
8-12.4 Phú Yên
>>>>>Đánh giá tuyển chọn lúa chịu mặn
>>>>>Đánh giá tuyển chọn siêu lúa xanh
>>>>>Tuyển chọn giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
canh tác sắn thích hợp cho tỉnh Phú Yên
>>>>>Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân
>>>>>Lương Văn Chánh thành hoàng Phú Yên
>>>>>Gành Đá Đĩa thắng cảnh Phú Yên
13-14.4 Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
>>>>>Giảng dạy Cây Lương thực,
>>>>>Food Crops News,
>>>>>Tin Nông nghiệp
15.4 Hội thảo sắn tại Buôn Khanh, xã Cư Pui (sáng)
15.4 Tắm tiên ở Chư Yang Sin, Krông Bông - Đắk Lắk (trưa)
15.4 Hội thảo sắn tại thôn 1, xã Hòa Phong(chiều)
16.4 Hội thảo sắn tại thôn 1, xã Cư K’ty (sáng)
16.4 Thác Krông Kmar (trưa)
16.4 Nhà máy tinh bột sắn Đắk Lắk (chiều)
17.4 Hội thảo sắn tại thôn 6, xã Ea Sar
17.4 Hội thảo sắn tại thôn Quyết Tiến 2, xã Ea Tih
18.4 Hội thảo sắn tại thôn 3, xã Ea So
19.4 Nhà máy tinh bột sắn Eakar
20.4 Giống sắn KM419 ở Đắk Lắk
Con đường yêu thương
Video nhạc tuyển
Mưa xuân (thơ Nguyễn Bính, nhạc Huy Thục, trình diễn Tân Nhàn)
Mưa xuân (thơ Nguyễn Bính, nhạc Huy Thục, trình diễn Anh Thơ)
Mưa xuân - Thơ Nguyễn Bính - Diễn Ngâm Trịnh Thu Hương.mp4
Relaxing Rain On a Metal Roof (1 Hour Long) To help you fall asleep
Trở về trang chính
Hoàng Kim
Ngọc phương Nam
Thung dung
Dạy và học
Cây Lương thực
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI
Hoàng Kim
Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.
Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.
Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.
Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.
Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.
Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.
“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.
Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.
Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.
Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét