20.10.13

Giấc mơ hạnh phúc




Hoàng Kim

nhắm mắt lại đi em
để thấy rõ giấc mơ hạnh phúc
trời thanh thản xanh
đêm nồng nàn thở
ta có nhau trong cuộc đời này
nghe hương tinh khôi đọng mật
quyến rũ em và khát khao anh
mùi ngây ngất đằm sâu nỗi nhớ
một tiếng chuông ngân
thon thả đầu ghềnh

nhắm mắt lại đi em
hạnh phúc đâu chỉ là đích đến
hạnh phúc là con đường trãi nghiệm
vỗ về, chờ đợi, nhớ thương



nhắm mắt lại đi em
trong giấc mơ của anh
có em và rừng thiêng cổ tích
có suối nước trong veo như ngọc
có vườn trúc và ngôi nhà tranh
có một đàn trẻ thơ tung tăng
heo gà chó mèo ngựa trâu
nhởn nhơ trên đồng cỏ
tươi xanh

nhắm mắt lại đi em,
tận hưởng thú an lành



(thơ Hoàng Kim, ảnh sưu tầm)


Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại



NGỌC PHƯƠNG NAM. Thơ tình cuối mùa thu là tuyệt phẩm vượt thời gian của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Xuân Quỳnh cùng với sự thể hiên ưu tú của nghệ sĩ Anh Thơ, nghệ sỹ Tân Nhàn và lớp lớp những tài danh âm nhạc Việt: "Thời gian như ngọn gió Mùa đi cùng tháng năm Tuổi theo mùa đi mãi Chỉ còn anh và em Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại... Kìa bao người yêu mới Đi qua cùng heo may Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại Chỉ còn anh và em Cùng tình yêu ở lại" ... Cám ơn nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu, cám ơn nhà thơ Xuân Quỳnh, cám ơn ca sỹ Anh Thơ, ca sỹ Tân Nhàn đã vì tôi vì em nói hộ lòng mình và nói hộ bao người một thông điệp nhân văn còn mãi với thời gian Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại



THƠ TÌNH CUỐI MÙA THU

Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
Phổ thơ: Xuân Quỳnh
Video đang thể hiện: Anh Thơ


Cuối trời mây trắng bay
Lá vàng thưa thớt quá
Phải chăng lá về rừng
Mùa Thu đi cùng lá
Mùa Thu ra biển cả
Theo dòng nước mênh mông
Mùa Thu vào hoa cúc
Chỉ còn anh và em
Là của mùa Thu cũ
Chỉ còn anh và em

Tình ta như hàng cây
Đã yên mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
Thời gian như ngọn gió
Mùa đi cùng tháng năm
Tuổi theo mùa đi mãi
Chỉ còn anh và em
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại...

Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại

CNM365 Lời chào mừng & Tổng Mục lục


TÌNH YÊU CUỘC SỐNG. Chào ngày mới CNM365. Ngày này năm xưa Dấu chân lịch sử (THIS DAY IN HISTORY) Câu chuyện nổi bật (LEAD STORY) Lời vàng (HISTORY QUOTES / KNOWLEDGE  Tiếng Anh cho em, Nghe VOA Special English, GÓC NHÌN HOÀNG KIM NGỌC PHƯƠNG NAM


CHÀO NGÀY MỚI CNM365 TỔNG MỤC LỤC


Bấm vào đây để xem bài mới CNM365 cập nhật
Ngày này năm xưa đồng hành với Wikipedia 

Chào ngày mới 20 tháng 11
Chào ngày mới 21 tháng 11
Chào ngày mới 22 tháng 11 
Chào ngày mới 23 tháng 11
Chào ngày mới 24 tháng 11
Chào ngày mới 25 tháng 11
Chào ngày mới 26 tháng 11
Chào ngày mới 27 tháng 11
Chào ngày mới 28 tháng 11
Chào ngày mới 29 tháng 11
Chào ngày mới 30 tháng 11

Tháng 12

Tháng 1









Tháng 2






Tháng 3






Tháng 4






Tháng 5






Tháng 6






Tháng 7






Tháng 8






Tháng 9






Tháng 10






Tháng 11





Tài liệu tham khảo



NGỌC PHƯƠNG NAM Video yêu thích http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam Trở về trang chính Hoàng Kim, Ngọc Phương Nam, Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Học mỗi ngày, Danh nhân Việt, Food Crops News, CassavaViet, foodcrops.vn

Không có nhận xét nào:

QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI



Hoàng Kim


Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.