17.8.14

Đùa vui cùng Thuận Nghĩa









Hoàng Kim


Ta bất chợt qua rừng thiêng Thuannghia
Gặp Lão Phu múa gậy dưới trăng rằm
Thuận thời Càn Khôn, Hàm Hằng chính đạo
Kí Tế xong rồi, Vị Tế chưa xong …








DSC00929

Thích Tiếu Ngạo Giang Hồ qua bể ái
Cưỡi hạc tung tăng chơi chốn Bồng Lai
Thung dung cuộc đời, thảnh thơi trời đất
Vô sự an nhàn sống giữa thiên nhiên.

                          


Ta trở lại đùa vui cùng Thuận Nghĩa
Đón Minh Sư chém gió giữa rừng thiêng
Trường năng lượng chốn thần thông Quảng Nhẫn
Yên Tử dung quang vằng vặc bữa rằm




Hẹn có dịp cùng người ra Đại Lãnh
Giữa đất trời,  vui thú chốn thần tiên
Thêm cho mồng Ba, bước qua tháng Chạp...
Đại Thử rồi Sương Giáng thành duyên.
    



Rứa mới hiểu biển hai hòn Trống Mái
Trời sinh Trường Sơn phải có đèo Ngang
Ngã ba sông đời rào Nan vẫn chảy
Xa nên gần,  linh khí tụ trời Nam



KHÚC NGÀN CA

thuannghia | 06 November, 2013 13:20

Diemhen


Ngày về với Thiên Di nhằm Tử, Vũ
Mộng bên trời xếp lại cuộc Tham Lang
Ta bỗng chốc hội rừng chiều Tý Ngọ
Hồn thiên nhai đóa nở cháy đại ngàn

 
Vùng thủy tụ đã dừng chân hồ thỉ
Bước tang bồng Thái Tuế ngộ Văn Xương
Mái trắng hất tung gió ngầm Thiên Thọ
Vó Thiên Tài đạp sóng vượt Kình Dương

Anh cũng muốn bữa trai đàn Hỏa vượng
Dốc hồ lô uống cạn kết Bàng Tinh
Nghe nắng khát trên tầng tầng lá nhú
Vùng âm ba điểm sắc họa Thiên Hình

Em nào biết thẩm sâu miền Tử-Phủ
Nhánh Đào Hoa trổ bên mái Hồng Loan
Và có biết lề Thiên Không chiếu thủ
Sương khói nào nhuốm một độ quan san

Nơi Đế Vượng, Tướng Quân hầu Thiên Sứ
Mùa thiên di thắp lại nén Hỷ Thần
Sen hồng nở tịnh viên ngày Bát Tọa
Phượng Các chiều Liêm Phủ nép dừng chân

Anh sẽ hứng lá Đông này làm sớ
Tấu Thiên Đình chép lại cuốn Thiên Thư
Chùm Hoa Cái sơ sinh ngày quấn cổ
Vòng Nguyệt Đức soi lại buổi trăng mờ

Em có biết tít tắp miền Đức Hạnh
Chẳng cần chi Tam Hóa kết liên châu
Chỉ cần vậy một quãng đời Song Hỉ
Đủ trong ta Lương Nguyệt đến bạc đầu

Đừng lặn lội gánh cong đòn Mão Đậu
Thì sợ gì Địa Võng với Thiên La
Ta đột phá tanh banh vòng Tuần Triệt
Nhờ bao dung độ lượng của thật thà.

Dù có đứng ở hai đầu Tý Ngọ
Thì vẫn chung dưới bóng cả đại ngàn
Em hát nốt lời bài ca Luân Vũ
Anh so dây chuốt lại một cung đàn….

06.11.13
TN


LeThuanNghia

Tên thật: Lê Thuận Nghĩa
Pháp hiệu: Quảng Nhẫn
Ngày sinh: 15.09.1959
Quê quán: Khúc Ruột Miền Trung
Nghề nghiệp: Lương Y
Nơi ở hiện nay:
Thành phố Hamburg, CHLB Đức
*Đặc điểm cá nhân: Rất yêu Thơ,
cực kỳ ghét khi không có Truyện để đọc.
Không phân biệt được dấu Hỏi và Ngã,
chữ cái D và Gi và dấu Ô trong tiếng Việt.
Nghiền trà Thái Nguyên một cách bệnh hoạn.
* Liên lạc: tnduongsinhduong@yahoo.de

Video yêu thích

Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo - Phim tài liệu của BBC
Spring, Summer, Fall, Winter… And Spring CD1 [Vietsub]
http://www.youtube.com/user/hoangkimvietnam


Trở về trang chính
 
Hoàng Kim
, hoangkim, hoangkimvietnam, Ngọc Phương NamChào ngày mới Thung dung, Dạy và học, Cây Lương thực, Tin Nông nghiệp Việt Nam, Food Crops, Cassava in Vietnam, VietnamAfricaCassavaRice, Khát khao xanh, Dayvahoc,Học mỗi ngày,  Danh nhân Việt , Food Crops News, Điểm chính, CNM365, Kim LinkedIn, KimTwitter, KimFaceBook  Đọc lại và suy ngẫm, Việt Nam tổ quốc tôi, Tình yêu cuộc sốngThơ cho con
  
 

Không có nhận xét nào:

QUA ĐÈO CHỢT GẶP MAI ĐẦU SUỐI



Hoàng Kim


Nghìn dặm tìm anh chẳng gặp anh/Đường về vó ngựa dẫm mây xanh/Qua đèo chợt gặp mai đầu suối/Đóa đóa vàng tươi xuân thắm cành. Tôi biết bài thơ kỳ lạ này của Bác Hồ đăng trên báo khoảng năm 1970 do một chuyện ngẫu nhiên tình cờ nên nhớ mãi. Bài thơ kỳ lạ vì ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc không dễ thấy, vì nó là thơ của Bác Hồ mà không thấy sách báo nào nhắc đến hơn ba mươi năm qua.

Thuở ấy, tôi mới mười bảy tuổi, đã cùng người anh trai ra thăm đèo Ngang. Chúng tôi vừa đi xe đạp vừa đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh đèo. Gần cột mốc địa giới hai tỉnh trên đỉnh đường xuyên sơn, cạnh khe suối ven đỉnh dốc sườn đèo có cây mai rừng rất đẹp. Chúng tôi đang thưởng ngoạn thì chợt gặp xe của bộ trưởng Xuân Thủy và bí thư tỉnh ủy Quảng Bình vừa tới. Họ đã xuống xe ngắm nhìn trời, biển, hoa, núi và bộ trưởng Xuân Thuỷ đã bình bài thơ trên.

Tôi đã giới thiệu những bài thơ Qua đèo Ngang xướng họa này tại trang DAYVAHOC (http://blogtiengviet.net/DAYVAHOC), THƠ CHO CON (http://my.opera.com/hoangkim1) và thầy tôi Nguyễn Khoa Tịnh đã có bài thơ cảm động "Em ơi em can đảm bước chân lên!" viết từ thuở ấy! Tôi đã đăng ở trang này (http://blog.360.yahoo.com/hoangkim_vietnam) để minh chứng sự thật đó.

Bộ trưởng Xuân Thủy là nhà ngoại giao có kiến thức rộng, bạn thơ của Hồ Chí Minh, giỏi dịch thơ chữ Hán. Ông cũng là người đã dịch bài thơ "Nguyên tiêu" nổi tiếng, nên khi tôi tình cờ được nghe lời bình phẩm trực tiếp của ông về bài thơ trên thì tôi đã nhớ rất lâu. Tôi cũng hiểu nghĩa rõ ràng cụm từ "Trung Nam Hải" từ dịp ấy.

Ba mươi năm sau, khi anh Gia Dũng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu bài thơ “Tìm bạn không gặp” trong tập thơ “Ngàn năm thương nhớ” tuyển thơ một nghìn năm Thăng Long, Hà Nội. Bài thơ trên của Bác do nhà Hán học nổi tiếng Phan Văn Các diễn nghĩa và dịch thơ. Nội dung tuy vẫn thế nhưng bản dịch mới có khác một chữ so với bài mà tôi được đọc và nghe bình trước đây. Đó là từ “nghìn dặm” được thay bằng từ “trăm dặm” (“bách lý tầm quân vị ngộ quân” thay vì “thiên lý tầm quân vị ngộ quân”). Bản dịch mới có lời ghi chú, nghe nói là của Bác. Bài thơ viết năm 1950 nhưng xuất xứ và cảm xúc thực sự của Người khi thăng hoa bài thơ nổi tiếng này thì nay vẫn còn để ngỏ.

Bác ra nước ngoài từ đầu năm 1950 đến đầu tháng Tư mới về nước theo hồi ức “Chiến đấu trong vòng vây” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bác lúc đó đã sáu mươi tuổi, bí mật đi đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rồi đi luôn sang Matxcơva gặp đồng chí Stalin. Bác cũng đi tìm gặp đại tướng Trần Canh khi chuẩn bị chiến dịch Biên giới. Trong cơn lốc của các sự kiện, Bác khẳng định: “ Tổng phản công của ta sẽ là một giai đoạn lâu dài. Rồi đây, có sự chi viện của Liên Xô và Trung Quốc về vật chất, vũ khí, trang bị, ta sẽ đỡ khó khăn hơn, nhưng giành được thắng lợi là phải do sức nỗ lực của chính bản thân ta quyết định”.

“Nghìn dặm” hay “trăm dặm”? “gặp bạn” hay “không gặp” hoặc “gặp nhưng không gặp về cách làm”? Ngữ nghĩa của câu thơ "Bách lý tầm quân vị ngộ quân” khác hẳn với “thiên lý tầm quân vị ngộ quân" và không đơn giản dịch là "Tìm bạn không gặp". Dường như Bác đang đề cập một vấn đề rất lớn của định hướng chiến lược đối ngoại. Nhiều sự kiện lịch sử hiện tại đã được giải mã nhưng còn nhiều ẩn ý sâu sắc trong thơ Bác cần được tiếp tục tìm hiểu, khám phá thêm. Những năm tháng khó khăn của cách mạng Việt Nam "chiến đấu trong vòng vây"; Những tổn thất và sai lầm trong cải cách ruộng đất do sự thúc ép từ phía Liên Xô và sự vận dụng không phù hợp kinh nghiệm của Trung Quốc; Quan hệ của nước nhỏ đối với các nước lớn. Nhiều điều tinh tế ẩn chứa trong thơ Bác.

Ý tứ trong bài thơ của Bác rất gần với với một bài thơ cổ của Trung Quốc thời nhà Tống: “Tận nhật tầm xuân bất kiến xuân/Mang hài đạp phá lãnh đầu vân/ Quy lai khước phá mai hoa hạ/ Xuân tại chi đầu vị thập phân”. Bài thơ tả một ni cô mang hài trèo đèo vượt núi cực khổ tìm xuân suốt ngày mà vẫn chẳng gặp xuân. Đến khi trở về mới thấy xuân đang hiện trên những cành mai trong vườn nhà.

Bác Hồ cũng vượt vòng vây phong tỏa, chịu nhiều gian khổ suốt bốn tháng ròng để tìm sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng Việt Nam đang “chiến đấu trong vòng vây”. Trên đường về, qua đèo, Bác chợt gặp cây mai đầu suối và Bác đã ngộ ra được những vấn đề sâu sắc của phương pháp cách mạng. Đối diện với mặt trời đỏ “đông phương hồng, mặt trời lên” là mặt TRĂNG hiền hoà (rằm xuân lồng lộng trăng soi) và gốc MAI vàng cổ thụ bên SUỐI nguồn tươi mát (bên suối một nhành mai). Trăng, suối, hoa mai là những cụm từ quan trọng trong thơ Bác. Nó là triết lý ứng xử tuyệt vời của một nước nhỏ đối với các nước lớn trong quan hệ quốc tế phức tạp. Trời càng sáng, trăng càng trong, nước càng mát, mai càng nở rộ.

Ngày xuân, hiểu sâu thêm một bài thơ hay của Bác và góp thêm một tản văn về trăng, suối nguồn, hoa mai.